Agribank đạt lợi nhuận 22.087 tỷ đồng năm 2022 nhờ đâu?

Kết thúc năm 2022, Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 22.087 tỷ đồng, tăng mạnh tới 51% so với kết quả đạt được trong năm 2021.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng năm 2022.

Theo đó, mảng tín dụng mang về cho ngân hàng khoản thu nhập lãi thuần 59.839 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác đạt 9.825 tỷ đồng, tăng 21,5% trong khi thu nhập từ kinh doanh vàng và ngoại hối cũng tăng 89% so với cùng kỳ, đạt 2.857 tỷ đồng.

Trong khi đó, một số mảng kinh doanh khác không mấy khả quan như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 5% còn 4.111 tỷ đồng, mảng chứng khoán kinh doanh lỗ nhẹ 36 triệu tỷ đồng, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần giảm 3%, còn 47 tỷ đồng.

Tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong năm qua đạt 76.802 tỷ đồng, tăng trưởng 27% trong khi tổng chi phí hoạt động tăng 14%, lên 27.554 tỷ đồng khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong năm qua của ngân hàng tăng tới 36% so với cùng kỳ, đạt 49.247 tỷ đồng.

Trong năm qua ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro 27.160 tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước. Theo đó, kết thúc năm 2022, Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 22.087 tỷ đồng, tăng mạnh tới 51% so với kết quả đạt được trong năm 2021.

Tính đến cuối tháng 12/2022, tổng tài sản của Agribank đạt 1,87 triệu tỷ đồng, tăng 10,6% so với đầu năm, trong đó, cho vay khách hàng tăng 9,8%, ở mức 1,44 triệu tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng của ngân hàng tăng 5,3% lên 1,62 triệu tỷ đồng.

Về chất lượng tài sản, đến cuối tháng 12, Agribank đang có tổng nợ xấu nội bảng là 26.064 tỷ đồng, tăng nhẹ 2,1% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu/cho vay ở mức 1,81%, so với mức 1,94% hồi cuối năm 2021.

Báo cáo cũng cho biết, tại thời điểm cuối năm 2022, tổng giá trị tài sản thế chấp của khách hàng tại Agribank là hơn 2,53 triệu tỷ đồng, tăng 10,9% so với cuối năm 2021. Trong đó, bất động sản thế chấp chiếm tới 90% với gần 2,29 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước.

Trong năm qua, Agribank đã tuyển thêm 757 nhân viên, nâng tổng số cán bộ, công nhân viên bình quân trong năm lên 38.404 người. Thu nhập bình quân mỗi nhân viên của ngân hàng được tăng từ 26,83 triệu đồng trong năm trước lên hơn 30 triệu đồng/tháng, tương đương tăng gần 12% so với năm 2021.

Quảng cáo

Trình bổ sung hơn 6,7 nghìn tỷ đồng để cải thiện năng lực tài chính

Agribank là một trong các ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng, có mạng lưới rộng lớn nhất với gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên khắp cả nước và có tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn lớn (lĩnh vực này thường chiếm khoảng 50-70% tổng dư nợ của Agribank).

Đáng chú ý, đây cũng là ngân hàng thương mại đang gánh quy mô tổng tài sản quá lớn, thường dẫn đầu hệ thống, trong khi quy mô vốn điều lệ lại ngày càng thiếu cân đối. Những năm gần đây quy mô vốn điều lệ của Agribank thậm chí đã tụt lại phía sau so với nhiều ngân hàng khác, kể cả các ngân hàng cổ phần tư nhân.

Đến cuối năm 2022, vốn điều lệ của Agribank ở mức 34.447 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm “big 4”.

Do chưa cổ phần hóa, việc tăng vốn của Agribank hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nên tốc độ tăng vốn rất chậm, hệ số an toàn vốn (CAR) thấp, không đáp ứng được nhu cầu phát triển của ngân hàng cũng như nhu cầu vốn của nền kinh tế. Kế hoạch cổ phần hóa ngân hàng này cũng đã đặt ra nhiều năm qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin về khả năng triển khai.

Chính vì vậy, dù có thị phần huy động, thị phần tín dụng và tổng tài sản lớn thứ nhì hệ thống (sau BIDV), lại cho vay chủ yếu lĩnh vực ưu tiên, nhưng room tín dụng mà Agribank được cấp vẫn ở mức thấp so với nhiều ngân hàng thương mại khác do năng lực tài chính hạn chế với thực trạng vốn điều lệ nói trên.

Theo đó, đến đầu tháng 1/2023, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Quyết định bổ sung vốn điều lệ cho ngân hàng.

Mức vốn trình cấp thêm là 6.753 tỷ đồng, trong dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 (Nghị quyết số 70/2022/QH15 ngày 11/11/2022 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2023).

Trước đó, từ năm 2020 Ngân hàng Nhà nước, rồi Chính phủ lần lượt đề xuất Quốc hội duyệt bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ cho Agribank, qua nhiều lần họp bàn và khá lâu sau đó mới chính thức được cụ thể hóa. Tuy nhiên, mức cấp bổ sung này vẫn chưa đủ thúc đẩy năng lực tài chính của Agribank cho nhu cầu phát triển.

Để đảm bảo các cân đối, thời gian qua Agribank liên tục phải phát hành trái phiếu kỳ hạn dài và lãi suất cao hơn thông thường để kê vốn. Mới đây nhất, giữa tháng 12/2022, ngân hàng này cho biết sẽ tiếp tục chào bán 10 nghìn tỷ đồng trái phiếu ra công chúng, kỳ hạn 8 năm để tăng vốn cấp 2 - một trong những điều kiện để giữ tỷ lệ an toàn vốn.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024