99% doanh nghiệp giao dịch nộp thuế điện tử, ngành thuế thanh lý hết xe chở tiền

Trước đây Kho bạc có kho chứa tiền, xe chở tiền, nhưng với việc phát triển thanh toán không tiền mặt, hiện nay kho để không, xe thì thanh lý hết.

Hình ảnh tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”.
Hình ảnh tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”.

Nếu năm 2019, chỉ có 1 tỷ giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đến nay con số này đã lên tới 9 tỷ. Năm 2023, tỷ lệ thu ngân sách thanh toán không dùng tiền mặt đạt 99,93%, chiếm 99,9% tổng chi ngân sách qua Kho bạc nhà nước.

Ông Hồ Đức Phớc, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết tại Hội thảo “Nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt”, vừa được tổ chức tại TP HCM cuối tuần qua.

Đến nay, cơ quan thuế đã kết nối nộp thuế điện tử với 57 ngân hàng thương mại (NHTM), chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và triển khai đa dạng việc nộp thuế. Tại ngành thuế có đến 99% doanh nghiệp đang tiến hành giao dịch nộp thuế điện tử.

Giai đoạn 2021-2023, giao dịch thuế điện tử tăng trung bình 10% năm. Sử dụng không tiền mặt trong việc nộp thuế đã trở thành thói quen trong việc thu ngân sách và nộp thuế.

"Trước đây Kho bạc có kho chứa tiền, xe chở tiền, nhưng nay với thanh toán không tiền mặt, kho để không, xe thanh lý hết", ông Hồ Đức Phớc cho biết.

Song song với việc phát triển TTKDTM, các loại tội phạm công nghệ cũng ngày càng gia tăng, với phương thức, thủ đoạn rất tinh vi.

"Hạn chế của TTKDTM là các hacker kiếm tiền và ăn cắp tiền trên không gian mạng ngày càng nhiều. Vì vậy, vấn đề bảo đảm an ninh mạng là rất cần thiết, nếu hệ thống không bảo đảm dễ dẫn đến mất tiền”, ông Phớc nhấn mạnh.

Ngoài ra, với những người cao tuổi việc sử dụng TTKDTM sẽ rất khó khăn, nếu nhập mật khẩu sai 3 - 4 lần, tài khoản sẽ bị khóa.

Bộ trưởng Bộ Tài chính nêu giải pháp, các ngân hàng thương mại thực hiện thu chi ngân sách phải xem người nộp tiền như là khách gửi tiền, phát triển công cụ hiện đại để tăng cường tiện ích cho khách hàng. Khi các dịch vụ trở nên đơn giản, tiện ích người dân sẽ thực hiện dễ dàng hơn.

Quảng cáo

Thứ hai, TTKDTM cần phòng chống hành vi rửa tiền. Thứ ba, UBND các tỉnh/ thành phố, các ban ngành, các tổ chức nên đẩy mạnh TTKDTM.

Chuyển khoản trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học

Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán – NHNN cho biết, tính hết năm 2023, Việt Nam đã có 182 triệu tài khoản, tương ứng 87,08% người trưởng thành có tài khoản tại ngân hàng. Điểm rất nổi bật là có nhiều ngân hàng đã cung ứng các sản phẩm dịch vụ trên môi trường số, đạt trên 95% số lượng doanh nghiệp thường xuyên sử dụng.

ong-pham-anh-tuan-4994.jpg
Ông Phạm Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Thanh toán – NHNN

Phát triển nhanh chóng dịch vụ TTKDTM khiến ngành ngân hàng đối mặt với những rủi ro, thách thức không nhỏ về công tác đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật.

Hiện có hai loại hình thức tội phạm. Loại mạo danh, qua đó thao túng tâm lý lợi dụng lòng tham cũng như tình cảm của người dân, đe dọa yêu cầu họ trực tiếp chuyển tiền. Loại lừa đảo, chiếm đoạt thông tin đăng nhập, qua đó sử dụng trái phép và chiếm dụng tài khoản của người bị lừa đảo.

Để triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2024, Quyết định 2345 của NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, trung gian thanh toán phải áp dụng xác thực sinh trắc học đối với các giao dịch trên 10 triệu đồng, hoặc tổng giá trị giao dịch vượt quá 20 triệu VND/ngày.

Quyết định 2345 cũng đưa ra một số các quy định để đảm bảo an ninh an toàn trong thanh toán. Ví dụ, xác thực lần đầu thực hiện giao dịch trên môi trường internet, mobile hoặc khi thay đổi thiết bị mới, hoặc khi đăng ký khác dịch vụ mới trên internet. Triển khai các giải pháp công nghệ và cơ chế phối hợp.

Ông Phạm Tiến Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, việc áp dụng Quyết định 2345, khi giao dịch thì phải so khớp, xác thực khuôn mặt thì sẽ ngăn chặn được tội phạm hiệu qủa.

Ông Dũng cũng cho biết, vừa qua, Quốc hội đã thông qua Luật Các tổ chức tín dụng, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 52 về TTKDTM.

“Lần đầu tiên Việt Nam cho phép làm đại lý ở mức độ giới hạn, các ngân hàng có thể chọn các đơn vị có đủ chức năng làm đại lý. Đây là những định hướng lớn về TTKDTM ở thế giới thì đang làm ở Việt Nam. Hy vọng, thời gian tới, những thông tư này sẽ đi vào cuộc sống và thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt”, Phó thống đốc NHNN nhấn mạnh.

Theo Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

SeABank nâng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - Mã: SSB) chính thức hoàn tất tăng vốn điều lệ lên 28.350 tỷ đồng sau 2 đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và phát hành cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.

SeABank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ phiếu thưởng Vinalines muốn bán hết cổ phiếu TJC, chồng bà Nguyễn Thị Nga hạ sở hữu tại SeABank

Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Ngân hàng TNHH Đại chúng Ayudhya (Krungsri) - thành viên Tập đoàn MUFG (Nhật Bản) vừa qua đã có đề nghị với Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) về việc muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance. Thương vụ chuyển nhượng sẽ đem lại nguồn thặng dư vốn đáng kể cho cổ đông của SHB cũng như nâng cao năng lực tài chính và vị thế của ngân hàng.

SHB giảm 50% tiền lãi cho khách hàng bị ảnh hưởng bão lũ, cấp khoản vay mới chỉ 4,5%/năm SHB muốn huy động 5.000 tỷ đồng qua phát hành trái phiếu

Dễ dàng liên kết tài khoản Sacombank vào ứng dụng VNeID nhận an sinh xã hội

Hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong công tác thúc đẩy chi trả an sinh xã hội (ASXH) không dùng tiền mặt, đồng thời tăng cường số hóa hoạt động ngân hàng hướng đến nâng cao trải nghiệm cho khách hàng, Sacombank chính thức triển khai tính năng liên kết/cập nhật tài khoản thanh toán (TKTT) của khách hàng nhận chi trả ASXH trên ứng dụng VNeID.

Cập nhật giấy tờ và sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để không gián đoạn giao dịch tại Sacombank Sacombank báo lãi trong quý III/2024