11 nước thành viên CPTPP “bật đèn xanh” để Anh gia nhập khối

Khi khả năng trên thành hiện thực, Anh sẽ trở thành nước thành viên không sáng lập đầu tiên được chấp thuận vào CPTPP.

Ảnh: Atlantic Council
Ảnh: Atlantic Council

Chính phủ 11 nước thành viên thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP dự kiến sẽ chấp thuận cho Anh gia nhập khối tự do thương mại này, như vậy CPTPP đang tiến gần hơn đến việc có một thành viên là một nước châu Âu, theo nội dung mới được Nikkei đăng tải.

Theo những nguồn thạo tin mà Nikkei có được, chính phủ các nước thành viên thuộc CPTPP sẽ “bật đèn xanh” cho việc Anh gia nhập CPTPP trong cuộc họp cấp bộ trưởng vào ngày thứ Sáu. Như vậy sau đó sẽ khởi động quá trình chuẩn bị cần thiết để chính thức đưa Anh vào CPTPP.

Khi khả năng trên thành hiện thực, Anh sẽ trở thành nước thành viên không sáng lập đầu tiên được chấp thuận vào CPTPP, nó cho thấy CPTPP – nhóm nước tự do thương mại có phạm vi trải dài khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang nhận được sự quan tâm của nhiều nước.

“Chúng tôi đang có bước tiến lớn liên quan đến việc Anh gia nhập vào CPTPP và có kế hoạch sẽ kết thúc các cuộc đối thoại sớm nhất có thể. Chính phủ đang nỗ lực để đảm bảo rằng Anh gia nhập nhóm với những điều khoản có lợi cho doanh nghiệp Anh và phù hợp với các ưu tiên nội địa”.

Nhìn chung, việc Anh gia nhập CPTPP sẽ không gây ra nhiều tác động về kinh tế bởi xét đến mức độ thương mại hiện thời cũng như khoảng cách rất xa giữa Anh và phần lớn các nước thành viên CPTPP bao gồm Australia, Brunei, Canada, Nhật, Malaysia, Mexico, Peru, New Zealand, Singapore và Việt Nam.

Quảng cáo

Anh hiện đã ký kết hiệp định thương mại song phương với 9 nước thành viên CPTPP với các cấp độ áp dụng khác nhau.

Giáo sư nghiên cứu về thương mại quốc tế tại trường kinh doanh thuộc đại học Sussex, bà Minako Morita-Jaeger, phân tích: “Lợi ích về kinh tế dài hạn từ CPTPP nhìn chung sẽ vẫn hạn chế so với thiệt hại kinh tế từ việc rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), bản thân chính phủ Anh cũng biết điều này”. Bà Morita-Jaeger nhấn mạnh về những thỏa thuận mà Anh đang có với các nước đối tác lớn và giải thích Nhật, Canada, Singapore và Australia chiếm tỷ trọng lớn về thương mại hàng hóa dịch vụ trong khối.

CPTPP được thành lập bởi 11 nước vào năm 2018 sau khi Mỹ rút khỏi hiệp định TPP trước đó. Bất kỳ thành viên nào muốn gia nhập sẽ cần phải đáp ứng được các quy định và tiêu chuẩn nội khối và tất cả các thành viên cũng đều phải bỏ phiếu chấp thuận cho thành viên mới.

Khung chính sách CPTPP nhìn chung sẽ mang đến thêm thị trường mới cho Anh, ngoài ra còn những lợi ích liên quan đến dữ liệu và chia sẻ tiêu chuẩn chung. Khi mà các nước thành viên đã phát tín hiệu ủng hộ, chính phủ Anh sẽ phải thực hiện bất kỳ biện pháp cải tổ nào cần thiết để đáp ứng tiêu chuẩn của CPTPP trong khoảng thời gian nhất định.

Giám đốc bộ phận chính sách thương mại Anh tại Trung tâm Chính trị Quốc tế châu Âu (ECIPE), ông David Henig, khẳng định động thái gia nhập CPTPP có ý nghĩa về chính trị hơn kinh tế.

Ông cũng cho rằng khối CPTPP, vốn hiện chưa có nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới nào, sẽ có vai trò trong tương lai khi mà tương lai của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang chịu nhiều sức ép từ chính sách của Mỹ, EU và Trung Quốc.

Bản thân chính phủ Anh cũng nhấn mạnh đến giá trị thực sự từ việc gia nhập CPTPP. Sau khi rời khỏi khối EU có quy mô kinh tế 14,5 nghìn tỷ euro tức 15,4 nghìn tỷ USD, các quan chức Anh chịu áp lực thực hiện cam kết rằng việc rời khỏi EU sẽ giúp Anh có cơ hội ký kết các hiệp định thương mại lớn trên khắp thế giới. CPTPP có tổng quy mô dân số ước tính 500 triệu USD, chủ yếu các nền kinh tế mới nổi tại châu Á.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung