10 sự kiện thế giới nổi bật tuần qua

Trung Quốc tung ra các biện pháp kích thích tiền tệ và hỗ trợ thị trường bất động sản, Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa chính phủ, giá vàng tăng 28%... là những sự kiện thế giới nổi bật trong tuần qua.

180202-gia-dau-gia-vang-tang-manh.jpg
Giá vàng đã tăng khoảng 28% kể từ đầu năm tới nay - mức tăng mạnh nhất trong 14 năm. Ảnh: Yonhap/TTXVN

1. Trung Quốc tung ra một loạt biện pháp kích thích tiền tệ và hỗ trợ thị trường bất động sản (giảm 0,5 điểm phần trăm lãi suất vay thế chấp; giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc 0,5 điểm phần trăm;...) nhằm hồi sinh nền kinh tế đang đối mặt với nguy cơ không đạt mục tiêu tăng trưởng "khoảng 5%" trong năm nay.

2. Mỹ tránh được nguy cơ đóng cửa chính phủ, khi ngày 22/9, các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ đã công bố thỏa thuận gia hạn tài trợ cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 12/2024. Lần gần đây nhất, Chính phủ Mỹ phải đóng cửa một phần là vào cuối năm 2018, khi ông Donald Trump làm Tổng thống.

3. Giá vàng đã tăng khoảng 28% kể từ đầu năm tới nay - mức tăng mạnh nhất trong 14 năm, giữa bối cảnh Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã khởi động lộ trình nới lỏng chính sách tiền tệ - nhân tố làm gia tăng sức hấp dẫn của vàng. Một số ngân hàng dự báo giá vàng có thể tăng lên tới 3.000 USD/ounce.

4. Chính phủ Ấn Độ giảm thuế xuất khẩu gạo đồ từ 20% xuống 10%, giữa bối cảnh nông dân chuẩn bị thu hoạch vụ mùa mới.

160302-an-do-cam-xuat-khau-nhieu-loai-gao-do-lo-ngai-thieu-san-luong-vi-mua-mua-den-muon.jpg
Công nhân làm việc tại một nhà máy xay xát gạo ở Hyderabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Tính đến ngày 1/9/2024, lượng gạo dự trữ tại Tổng công ty lương thực Ấn Độ (thuộc Chính phủ Ấn Độ) đạt 32,3 triệu tấn, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái, giúp chính phủ có dư địa để nới lỏng các hạn chế xuất khẩu gạo.

Quảng cáo

5. Giá gạo xuất khẩu của Thái Lan giảm xuống mức thấp nhất trong hơn một năm trong tuần này, do áp lực từ nhu cầu yếu và sự cạnh tranh từ các nước xuất khẩu gạo khác. Gạo 5% tấm của Thái Lan được báo giá ở mức 560 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 20/7/2023.

6. Mức thuế 100% của Mỹ đối với xe điện Trung Quốc chính thức có hiệu lực vào ngày 27/9/2024.

byd-20240729160206.jpg
Các mẫu xe điện BYD sản xuất lắp ráp tại Trung Quốc. Ảnh: Văn Xuyên/BNEWS/TTXVN

Thuế quan đánh vào các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc cũng được nâng từ mức 0-7,5% lên 25%, trong khi thuế đối với pin năng lượng Mặt trời và chất bán dẫn đã tăng gấp đôi lên 50%. Trung Quốc cho đến nay chỉ mới ám chỉ về khả năng sẽ có các biện pháp đáp trả.

7. Chứng khoán Mỹ tăng điểm tuần thứ ba liên tiếp. Số liệu lạm phát của Mỹ làm tăng khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mạnh tay hạ lãi suất tại cuộc họp vào tháng 11 tới. Xác suất Fed tiếp tục hạ lãi suất ở mức 50 điểm cơ bản hiện lên tới 56,7%.

8. Các công cụ phòng vệ thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ gần nửa triệu việc làm tại Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2023. Tổng cộng 182 biện pháp phòng vệ thương mại đã được áp dụng tại EU vào cuối năm 2023, tăng gần 40% so với năm 2018.

121054-hai-nha-sa-n-xua-t-the-p-trung-quo-c-sa-p-nha-p-de-vuon-ta-m-the-gio-i.jpg
Thép cuộn tại nhà máy của Ben Gang Group Corporation ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 18/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

 

9. Các nhà máy thép Trung Quốc đối mặt với làn sóng phá sản. Gần ba phần tư các nhà sản xuất thép của Trung Quốc đã thua lỗ trong nửa đầu năm nay. Cuộc khủng hoảng bất động sản dai dẳng và sức tăng trưởng kinh tế yếu của Trung Quốc đang định hình lại ngành công nghiệp thép khổng lồ của nước này.

10. Các viện nghiên cứu kinh tế hàng đầu của Đức đồng loạt dự báo kinh tế Đức suy thoái trong năm 2024. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức dự kiến sẽ giảm 0,1% trong năm nay, năm giảm thứ hai liên tiếp. Khử carbon, số hóa, thay đổi nhân khẩu học và có lẽ cả sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ các công ty Trung Quốc đã kích hoạt quá trình điều chỉnh cơ cấu đang làm giảm triển vọng tăng trưởng của kinh tế Đức.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Chuyên gia HSBC: "Việt Nam trở lại là ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN"

Chuyên gia của HSBC nhận định dù trải qua một năm 2024 thăng trầm nhưng nền kinh tế Việt Nam càng về những tháng cuối năm càng phục hồi vững chắc hơn, đưa Việt Nam trở lại như "ngôi sao tăng trưởng trong khối ASEAN".

Việt Nam vào top các nền kinh tế lớn nhất Châu Á Xô đổ mọi kỷ lục, nền kinh tế Việt Nam sẽ ghi nhận điều chưa từng có

Việt Nam SuperPortTM và Bưu Điện Việt Nam hợp tác trong lĩnh vực Logistics số

Việt Nam SuperPortTM và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Bưu điện Việt Nam) đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển các nền tảng tùy chỉnh, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) xuất khẩu hàng hóa sang thị trường châu Á.

MWG, F88 khởi xướng cuộc đua biến cửa hàng, điểm giao dịch thành cây ATM Hà Nội duyệt kế hoạch sử dụng đất dự án 148 Giảng Võ

SeABank đồng hành cùng doanh nghiệp SMEs phát triển bền vững, nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn linh hoạt dịp cuối năm

Nửa cuối năm 2024, nền kinh tế có nhiều biến động khiến doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) phải đối mặt với nhiều áp lực tài chính. Để hỗ trợ SMEs vượt qua giai đoạn thách thức này, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) chủ động triển khai những chính sách cụ thể với các giải pháp hỗ trợ như: gói vay ưu đãi, lãi suất hỗ trợ... cùng quy trình thủ tục được “may đo” riêng biệt giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận nguồn vốn thuận lợi và hiệu quả.

Áp lực thanh khoản giảm bớt, lãi suất huy động có thể ổn định năm 2025 BVBank tiếp tục chào bán 13 triệu trái phiếu, lãi suất năm đầu 8,2%

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024