Xuất khẩu tôm sẽ phục hồi khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ lễ hội cuối năm

Ngành tôm vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức do kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, lạm phát vẫn cao nhưng kim ngạch xuất khẩu tôm trong 5 tháng đầu năm tăng nhẹ so với cùng kỳ là tín hiệu tích cực, nhất là nhu cầu từ các thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có dấu hiệu tăng trở lại.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản: Đồng yên yếu làm giảm sức mua
Ngành tôm Việt Nam "phấp phổng" đợi thông tin Mỹ công nhận Việt Nam là kinh tế thị trường
tom-220240628095043.jpg?rt=20240628095330
Ảnh minh họa

Quý III/2024, các nhà nhập khẩu Mỹ sẽ tăng mua phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang 103 thị trường và vùng lãnh thổ, mang về 1,3 tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Top 3 thị trường xuất khẩu tôm lần lượt là: Trung Quốc & Hongkong đạt 260 triệu USD, tăng 21%; thị trường Mỹ đạt 229 triệu USD, tăng 1%; thị trường Nhật Bản đạt 183 triệu USD, giảm 4% so với cùng kỳ năm trước.

Nhận định về nhu cầu thị trường xuất khẩu tôm trong năm nay, ông Đỗ Ngọc Tài, Phó Chủ tịch VASEP, Chủ tịch Ủy ban Tôm VASEP, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Tài Kim Anh cho biết, 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc & HongKong tăng đến 21% so với cùng kỳ, nhưng tăng trưởng giảm dần từ tháng 1 đến tháng 4, và sang tháng 5 có dấu hiệu giảm nhiều. Nguyên nhân chính là do giá tôm của Việt Nam cao hơn so với giá của các đối thủ tại thị trường tỷ dân.

Từ nay đến cuối năm, Ecuador, Ấn Độ và Indonesia sẽ tập trung đẩy mạnh xuất khẩu tôm hơn vào Trung Quốc do bị Mỹ áp thuế cao, vì thế tôm của Việt Nam xuất vào thị trường này sẽ khó khăn hơn về giá, đặc biệt là tôm sú nguyên con, thẻ nguyên con.

Trong khi đó, xuất khẩu tôm vào Mỹ chỉ tăng mạnh trong tháng 1, nhưng bước sang tháng 2, 4 và 5 thì giảm mạnh, nên kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này chỉ tăng nhẹ 1% so với cùng kỳ. Đây là nguyên nhân khiến thị trường Mỹ rơi xuống vị trí thứ 2 sau Trung Quốc.

Tại Mỹ, lạm phát và các chi phí nhà ở, xăng, gas... vẫn cao, cùng với đó, cước tàu biển tăng đột biến 40% từ tháng 5 do chiến tranh ở Trung Đông, và Trung Quốc gom container rỗng để dự phòng xuất hàng đi Mỹ trước kỳ hạn bị áp thuế mới. Mặt khác, tôm Việt Nam còn phải cạnh tranh mạnh về giá với tôm Ecuador, Ấn Độ, Indonesia trên đất Mỹ.

Quảng cáo

“Kỳ vọng, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam từ Mỹ có thể tăng nhẹ vào quý III, khi các nhà nhập khẩu tăng mua phục vụ nhu cầu lễ hội cuối năm”, Phó Chủ tịch VASEP nói.

Xuất khẩu tôm sang EU gặp bất lợi do cước tàu tăng đột biến

Cùng thời gian này, xuất khẩu tôm Việt Nam sang châu Âu tăng 8% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tôm sang EU sau khi giảm trong tháng 2 và 3, đã phục hồi tăng trở lại trong tháng 4 và 5.

Tiêu thụ tôm của thị trường EU trong quý đầu năm rất chậm do thị trường này ảnh hưởng nhiều bởi chiến tranh Nga-Ukraine kéo dài, đồng EURO mất giá so với USD, cước tàu tăng đột biến 60% do phải đi vòng, và do Trung Quốc gom container rỗng để xuất vào Mỹ.

Bên cạnh đó, tôm Việt Nam sẽ phải cạnh tranh gay gắt hơn với các nguồn cung đối thủ trên thị trường này như Ấn Độ và Ecuador, do 2 nguồn cung này gặp khó với mức thuế cao trên thị trường Mỹ, nên sẽ giảm giá để tăng lượng xuất khẩu vào châu Âu.

Đầu quý III, nhu cầu nhập khẩu tôm của EU dự kiến tăng nhẹ cho đến cuối năm. Nhu cầu nhập khẩu hàng giá trị gia tăng của thị trường này cũng sẽ tăng trưởng tốt hơn các mặt hàng truyền thống, vì tồn kho đã giảm nhiều.

Cùng thời gian này, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm 4% so với cùng kỳ. Tuy tồn kho của các nhà nhập khẩu không nhiều, nhưng do đồng Yên mất giá từ đầu năm đến nay chưa có dấu hiệu phục hồi và lạm phát cao nên người tiêu dùng Nhật chi tiêu tiết kiệm.

Xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm liên tục từ tháng 2 đến tháng 5, tuy nhiên tốc độ giảm không mạnh như những thị trường khác, và Nhật Bản vẫn được coi là thị trường có nhu cầu nhập khẩu tương đối ổn định.

Hàng giá trị gia tăng của Việt Nam tại thị trường Nhật vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các nguồn cung khác như Ấn Độ, Ecuador. Nhu cầu nhập khẩu của thị trường này dự kiến tăng nhẹ từ tháng 9 để phục vụ nhu cầu cuối năm.

Nhu cầu tiêu thụ chậm, lạm phát tăng cao, tiền mất giá, lãi suất tăng là nguyên nhân khiến xuất khẩu tôm sang Hàn Quốc chưa thể phục hồi, và giảm 9% so với cùng kỳ.

“Tuy tồn kho có giảm nhưng các nhà nhập khẩu không dám mua nhiều vì lạm phát còn cao, đồng tiền vẫn còn mất giá và chuẩn bị vào mùa vụ chính họ sợ tôm sẽ xuống giá. Những tháng tiếp theo cho đến cuối năm, nhu cầu nhập khẩu của thị trường này dự kiến ổn định”, ông Tài nhận định.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục

10 hãng hàng không Hàn Quốc bao gồm hai hãng hàng không cung cấp dịch vụ đầy đủ là Korean Air, Asiana Airlines và tám hãng hàng không giá rẻ như Jeju Air, Jin Air, T'way Air, Air Busan và Air Seoul.

Các hãng hàng không lãi "khủng" quý I/2024 có phải do giá vé tăng cao? Thiếu hụt máy bay, các hãng hàng không trả chi phí “khủng” để đi thuê

Thị trường dầu nửa cuối năm 2024: Biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi

Nhiều nhà phân tích thị trường dầu sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2024, nhưng khi OPEC+ tuyên bố bắt đầu dỡ bỏ giới hạn sản xuất khiến thị trường này biến động khó lường giữa nhiều yếu tố đối chọi.

Giá kim loại quý 'ngược dòng' thị trường hàng hóa Thị trường hàng hóa châu Á: Chỉ số Nikkei lần đầu tiên vượt mốc 40.000 điểm

Sẽ có thêm hàng chục nghìn tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn

Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đang trình các cấp có thẩm quyền ban hành một số chính sách tài khóa trong thời gian tới, với số tiền đề xuất hỗ trợ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

Có hiện tượng các doanh nghiệp thuê người xếp hàng mua vàng "bình ổn" VietinBank ưu đãi phí tài trợ thương mại cho doanh nghiệp SME

"Có sơ sở để kỳ vọng GDP năm 2024 đạt 7%"

Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, sau kết quả tăng trưởng GDP quý II và 6 tháng đầu năm rất tích cực, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị Chính phủ lựa chọn kịch bản tăng trưởng cả năm 6,5 - 7%, phấn đấu đạt mức cao 7% để có những chỉ đạo quyết liệt hơn.

GDP quý I/2024 tăng cao nhất 5 năm GDP quý II/2024 tăng trưởng tích cực, ước đạt 6,93%

Trung Quốc tối ưu hoá các chính sách để thúc đẩy du lịch

Theo Cục Quản lý Di dân Quốc gia Trung Quốc, trong 6 tháng đầu năm 2024, có 14,635 triệu người nước ngoài đã nhập cảnh vào nước này tại các cửa khẩu trên cả nước, tăng 152,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

HSBC: Khách du lịch Trung Quốc quay lại Việt Nam có thể lên tới 80% Mất nhiều năm để du lịch Trung Quốc ra nước ngoài trở lại như trước đại dịch

Thị trường lương thực thế giới ghi nhận tín hiệu ổn định

Chỉ số giá lương thực thế giới ổn định trong tháng 6/2024, khi giá ngũ cốc giảm giúp cân bằng với xu hướng đi lên của chỉ số giá dầu thực vật, đường và sản phẩm từ sữa.

Ngành hàng lương thực, thực phẩm giảm giá sâu từ ngày 25 tháng Chạp Thiếu gạo, Indonesia tìm cách đa dạng hoá nguồn lương thực

Lợi nhuận của ngành hàng không Mỹ giảm dù lượng hành khách cao kỷ lục

Theo dự báo, một lượng kỷ lục hành khách đi máy bay tại Mỹ trong tuần nghỉ lễ này. Tuy nhiên, các hãng hàng không lại đang đối mặt với nhiều vấn đề, như chi phí, lương và lãi suất tăng.

Hàng không Mỹ và châu Âu trước những cơ hội khi Trung Quốc mở cửa Ngành hàng không Mỹ dự báo nhu cầu cao nhưng chi phí lớn vào năm 2023