Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước l

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính tới tháng 10/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 2,8 tỷ USD, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 10, xuất khẩu tôm đạt 318 triệu USD, giảm 12% so với cùng kỳ.

Top 5 thị trường nhập khẩu tôm trong 10 tháng đầu năm 2023 là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Mỹ đạt 589 triệu USD; kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc đạt 517 triệu USD; Nhật Bản đạt 416 USD; EU đạt 349 triệu USD và Hàn Quốc đạt 283 triệu USD.

Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21%

Theo bà Phùng Thị Kim Thu, Chuyên gia thị trường ngành hàng Tôm Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), nguyên nhân dẫn đến kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng qua giảm đến 24% do nhu cầu thị trường thấp, lạm phát, tồn kho tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu, xung đột ở Đông Âu và Trung Đông là những yếu tố chính ảnh hưởng không tốt tới xuất khẩu tôm của Việt Nam và xuất khẩu tôm toàn cầu trong năm nay.

Bên cạnh đó, giá nguyên liệu và giá xuất khẩu đều giảm, càng làm tăng thêm thách thức cho cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến. Từ cuối quý 3/2023, giá tôm nguyên liệu trong nước đã có dấu hiệu nhích lên. Đây là tin vui cho bà con nông dân, tuy nhiên giá tăng chủ yếu do tác động cung-cầu trong nước chưa phản ánh được nhiều sự ấm lên từ các thị trường tiêu thụ.

Trong tháng 10/2023, xuất khẩu tôm ghi nhận tăng trưởng dương ở các thị trường như Mỹ, Canada, Bỉ, Đài Loan, Thụy Sỹ. Các thị trường nhỏ như Đài Loan, Thụy Sỹ được đánh giá tốt khi kim ngạch xuất khẩu sang 2 thị trường này tăng trưởng dương lần lượt 21% và 11% trong 10 tháng đầu năm nay.

“Kể từ tháng 7 đến tháng 10/2023, Mỹ là thị trường duy nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính tôm ghi nhận trong 4 tháng liên tục tăng trưởng dương 2 con số, nhưng do mức giảm mạnh trong các tháng đầu năm nên lũy kế 10 tháng qua xuất khẩu tôm sang Mỹ giảm đến 20%. Tuy sụt giảm nhưng Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 21% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước”, bà Kim Thu nói.

Số liệu nhập khẩu tôm của Mỹ từ các nguồn cung trên thế giới cũng ghi nhận kết quả tích cực hơn trong quý 3 năm nay.

Quảng cáo

Để minh chứng cho nhận định thị trường Mỹ có những tín hiệu tích cực, bà Kim Thu dẫn nguồn từ Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), theo đó, trong tháng 9, Mỹ nhập khẩu 70.727 tấn tôm, trị giá 578,4 triệu USD, tăng 9% về lượng, giảm 2% về giá trị so với cùng kỳ năm trước (65.122 tấn, 593,5 triệu USD).

Đây là tháng thứ 3 liên tiếp Mỹ ghi nhận nhập khẩu tôm tăng trưởng sau khoảng thời gian dài 13 tháng xuống dốc không phanh. Dù giá trung bình chỉ đạt 8,19 USD/kg, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022 (9,11 USD/kg), nhưng khoảng cách giảm đã thu hẹp dần qua các tháng.

Tính chung 3 quý đầu năm, Mỹ nhập khẩu 575.538 tấn tôm, trị giá 4,7 tỷ USD, giảm 11% về lượng và 22% về giá trị so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu trung bình của 9 tháng đầu năm đạt 8,25 USD/kg, giảm 12% so với cùng kỳ.

“Tồn kho giảm, các chỉ số của nền kinh tế Mỹ đang tốt dần, nhu cầu cao hơn phục vụ đợt cuối năm, dự kiến 2 tháng cuối năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này vẫn ghi nhận tăng trưởng dương”, bà Kim Thu nói.

2 tháng cuối năm, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc sẽ lấy lại đà tăng trưởng dương

Trong tháng 10/2023, xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 63 triệu USD, giảm 2% so với cùng kỳ. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 517 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu tôm sang thị trường Trung Quốc ghi nhận tăng trưởng dương trong 3 tháng liên tục từ tháng 6 đến tháng 8, sau đó quay lại mức giảm trong tháng 9 và tháng 10/2023. Tuy vậy, mức độ sụt giảm không mạnh như những tháng đầu năm. Trung Quốc là thị trường có mức sụt giảm thấp nhất trong số các thị trường nhập khẩu chính, với mức sụt giảm 5% trong 10 tháng của năm 2023.

Theo bà Kim Thu, nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường 1,4 tỷ dân này không chỉ phụ thuộc tình hình tăng trưởng kinh tế, lượng tồn kho mà còn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Ecuador. Trong khi, xuất khẩu tôm của Ecuador sang Trung Quốc đang có xu hướng chững lại do giá xuất khẩu giảm quá mạnh, điều này có thể trở thành yếu tố tích cực hỗ trợ xuất khẩu tôm Việt Nam sang thị trường này trong 2 tháng cuối năm nay lấy lại được đà tăng trưởng dương.

“Mặc dù 2 thị trường chính nhập khẩu tôm Việt Nam là Mỹ và Trung Quốc có những tín hiệu phục hồi tốt, vẫn không giúp xuất khẩu tôm của cả nước trong 2 tháng cuối năm nay lấy lại đà tăng trưởng dương, mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó”, bà Kim Thu nhìn nhận.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu châu Á giảm nhẹ khi nhà đầu tư chốt lời

Nhà phân tích Tony Sycamore cho biết sau đợt tăng giá 6% vào tuần trước và với việc giá dầu thô đang giao dịch gần mức đỉnh gần đây, thị trường đang chứng kiến một số hoạt động chốt lời nhẹ.

Giá dầu thế giới giằng co trước dự đoán Fed hạ lãi suất Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu hướng tới tuần tăng đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024

Giá dầu tăng nhẹ phiên chiều 13/12, hướng đến mức tăng hàng tuần đầu tiên kể từ cuối tháng 11/2024 khi các lệnh trừng phạt bổ sung đối với Iran và Nga khiến thị trường càng thêm lo ngại về nguồn cung.

Giá dầu thế giới tăng hơn 1% do bất ổn địa chính trị gia tăng Giá dầu tăng do kỳ vọng nhu cầu cải thiện tại Trung Quốc