Xuất khẩu của Hong Kong (Trung Quốc) tăng vượt kỳ vọng

Tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Hong Kong trong tháng 7/2024 đều ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt tăng 13,1% và 9,9%.

105151-kinh-te-hong-kong-trung-quoc-tiep-tuc-da-phuc-hoi-20240421102110.jpeg
Hàng hóa tại cảng Hong Kong, Trung Quốc khởi sắc. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Cơ quan Thống kê của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã công bố số liệu thống kê thương mại hàng hóa, theo đó tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của Hong Kong trong tháng 7/2024 đều ghi nhận mức tăng so với cùng kỳ năm ngoái, lần lượt tăng 13,1% và 9,9%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng lần lượt 2,4 và 0,9 điểm phần trăm so với tháng 6, tăng 5 tháng liên tiếp.

Thâm hụt thương mại hữu hình là 21,8 tỷ HKD (khoảng 2,8 tỷ USD) được ghi nhận trong tháng 7, tương đương 5,3% giá trị hàng hóa nhập khẩu. Giá trị xuất khẩu sang châu Á tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khu vực châu Á, tổng giá trị xuất khẩu sang một số thị trường chính ghi nhận mức tăng.

Cụ thể, xuất khẩu sang Malaysia tăng 39,2%, Trung Quốc tăng 23%. Mặt khác, xuất khẩu sang Ấn Độ giảm 27,9% và Singapore giảm 16,8%.

Quảng cáo

Ngoài các điểm đến châu Á, tổng giá trị xuất khẩu sang một số điểm đến chính ở các khu vực khác đều ghi nhận mức tăng, đặc biệt là Hà Lan tăng 78,9% và Mỹ tăng 19,7%. Mặt khác, xuất khẩu sang Anh giảm 31%.

Trong giai đoạn từ tháng 1-7/2024, tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Hong Kong tăng 12,4%, nhập khẩu tăng 8% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn này, thâm hụt thương mại hữu hình là 182,8 tỷ HKD, tương đương 6,6% giá trị hàng hóa nhập khẩu.

Cục Phát triển kinh tế và thương mại Hong Kong nhận định nếu nhu cầu bên ngoài vẫn ổn định, hoạt động xuất khẩu tích cực của Hong Kong sẽ có thể tiếp tục.

Tuy nhiên, do căng thẳng địa chính trị và va chạm thương mại vẫn sẽ mang đến rủi ro, Cục Phát triển kinh tế và thương mại sẽ tiếp tục tích cực mở rộng mạng lưới kinh tế và thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp khám phá các thị trường mới.

Theo người phát ngôn chính quyền Hong Kong, giá trị xuất khẩu trong tháng 7/2024 tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng hai con số so với cùng kỳ năm ngoái.

Xuất khẩu của Hong Kong sang Trung Quốc, Mỹ và Liên minh châu Âu tiếp tục tăng trưởng đáng kể, nhưng hiệu quả xuất khẩu sang các thị trường lớn khác ở châu Á lại không đồng đều.

Nhìn về phía trước, nếu nhu cầu bên ngoài vẫn ổn định, hoạt động xuất khẩu tích cực của Hong Kong sẽ được duy trì.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng