Xu hướng dòng tiền 2025: Kênh đầu tư nào sẽ lên ngôi?

Đội ngũ phân tích SHS đưa ra chiến lược phân bổ tài sản vào các kênh cổ phiếu, vàng SJC, tiền gửi, trái phiếu chính phủ trong năm 2025.

Trong báo cáo mới đây, Chứng khoán SHS dự báo 2025 vẫn sẽ là 1 năm nhiều thách thức trong việc điều hành tỷ giá, cùng chính sách để chênh lệch lãi suất USD/VND hầu hết thời gian chênh lệch âm như những năm gần đây đi kèm với bối cảnh kỳ vọng về số lần cắt giảm lãi suất của Fed ít hơn ban đầu.

Như vậy, nền lãi suất liên ngân hàng dự kiến cũng khoảng 4% với kỳ vọng cắt giảm lãi suất Fed thêm 2 lần nữa về quanh 4%. NIM sẽ bé hơn, thêm vào đó dự kiến lãi suất huy động cũng như cho vay trên thị trường 1 dự kiến sẽ tăng nhẹ, khó để giữ tiếp nền thấp như năm 2023 và 2024 khi suy giảm cung tiền làm áp lực tăng lãi suất cho vay để cải thiện NIM từ phía các ngân hàng khi nhu cầu tín dụng có xu hướng cải thiện dần.

Từ đó, đội ngũ phân tích SHS đưa ra chiến lược phân bổ tài sản vào các kênh cổ phiếu, vàng SJC, tiền gửi, trái phiếu chính phủ trong năm 2025.

Với kênh cổ phiếu, SHS nhận định vốn hoá thị trường Việt Nam đang ở mức 46%, thanh khoản hệ thống là điều kiện cần VN-Index không bị rớt sâu như 2022 và điều kiện đủ là những yếu tố tác động lên hành vi giao dịch khiến tín dụng được đổ vào thị trường.

Do đó, 2025 được nhận định là năm không quá thuận lợi cho thị trường, nhưng trong kịch bản cơ sở (không có biến cố Thiên nga đen) sẽ không có gì quá xấu như 2022 và vẫn là kênh đáng để đầu tư cùng nửa cuối năm với triển vọng nâng hạng thị trường.

Quảng cáo

Tuy nhiên, nhà đầu tư cần lưu ý tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn. Bên cạnh đó, cần cẩn thận những nhịp biến động lớn tăng giảm shock bởi sự khó lường, khó đoán tác động từ ông Trump.

Gửi tiết kiệm được đội ngũ phân tích dự kiến sẽ tăng nhẹ, mức tăng và kỳ hạn tăng tuỳ thuộc và chiến lược quản lý nguồn vốn của từng ngân hàng đi kèm với tiềm năng tăng trưởng huy động và tín dụng toàn hệ thống.

Trái Phiếu Chính Phủ tiềm tàng việc gia tăng lượng cung khá lớn với kế hoạch tăng chi tiêu Tài khoá, tăng phát hành thêm lượng trái gấp 1,25 lần so với năm 2024 trong khi về phía cầu chưa có nhiều điều kỳ vọng sẽ gia tăng tương ứng 25% rất dễ làm cho lợi tức (yield) của TPCP năm sau dự kiến sẽ tăng nhẹ (đặc biệt tại kỳ hạn 10y & 15y).

Do đa phần TPCP được coi là một công cụ thanh khoản trên cân đối các ngân hàng cùng chiến lược nắm giữ đến khi đáo hạn nên trong trường hợp tổ chức đầu tư có chiến lược trading, cần cẩn trọng và chắt chiu cơ hội hơn.

Trong khi đó, Vàng – tài sản với nguồn cung gần như là cố định với diễn biến tăng rất tốt 2023 và 2024, mới đây nhất về mặt cầu thì động cơ lớn nhất là ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã thêm vàng vào dự trữ của mình trong tháng thứ 9 liên tiếp và chỉ chấp nhận mua vào ở nền giá thấp hơn. PboC đã chẫm dứt chuỗi 18 tháng mua ròng vàng vào tháng 5 .

Năm 2023, các ngân hàng trung ương đã mua thêm 1.037 tấn vàng - mức mua hàng nămg cao thứ 2 trong lịch sử - sau mức cao kỷ lục là 1.082 tấn vào năm 2022, vì những lo ngại về địa chính trị. Theo đó vàng cũng không phải là kênh đầu tư quá tiềm năng cho 2025.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chứng khoán châu Á khởi sắc khi kết thúc tuần giao dịch đầy biến động

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng nhẹ trong phiên 31/1, kết thúc một tuần đầy biến động sau khi DeepSeek của Trung Quốc ra mắt chatbot đột phá trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm nhờ báo cáo doanh nghiệp lạc quan

Lo ngại về thuế quan của Mỹ thúc đẩy giá vàng lập đỉnh mới

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục trong phiên 31/1 và trên đà ghi nhận tháng tăng tốt nhất kể từ tháng 3/2024, khi các nhà đầu tư ngày càng lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.

Giá vàng trong nước tăng mạnh trước khi bước vào kỳ nghỉ lễ Động thái giữ nguyên lãi suất của Fed đẩy giá vàng đi xuống

Một năm ngân hàng với từ khoá “minh bạch”

Ngành ngân hàng Việt Nam trải qua năm 2024 tiếp tục “vượt cơn gió ngược” với những cột mốc quan trọng, trong đó yếu tố “minh bạch” được nhắc đến khá nhiều khi Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi yêu cầu công bố thông tin cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại các nhà băng.

5 cổ đông sở hữu 14,2% vốn Sacombank Tập đoàn GELEX trở thành cổ đông lớn tại Seaprodex

Chứng trường đua nước rút trước thềm nâng hạng

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào một giai đoạn sôi động chưa từng có, khi các công ty chứng khoán (CTCK) liên tục triển khai các chiến lược tăng vốn, giảm phí và đẩy mạnh nâng cấp hệ thống.

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động Dự nợ lớn nhất ngành, Chứng khoán TCBS đã có 8 quý liên tiếp mở rộng

Cải thiện nội tại, thị trường chứng khoán non trẻ chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới

Dưới góc nhìn của một CEO đến từ CTCK ngoại, thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam đã cải thiện được nội tại và chuẩn bị bước vào giai đoạn phát triển mới.

Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính

Sau quyết định của Fed, cổ phiếu công nghệ tiếp tục "trượt dài"

Thị trường chứng khoán Mỹ có một phiên giảm điểm trong ngày 29/1, sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất và Chủ tịch Fed Jerome Powell đưa ra bình luận trấn an nhà đầu tư.

Phía sau cơn sóng "cổ phiếu vua" lớn thứ 3 lịch sử chứng khoán Việt Lợi nhuận thu hẹp quý thứ 2 liên tiếp, cuộc đua ngành Chứng khoán vẫn đang kịch tính

Trường kỳ nỗ lực nhà băng tăng vốn

Năm 2024 ghi nhận nhiều thương vụ tăng vốn của các ngân hàng, từ các ngân hàng quy mô nhỏ đến lớn. Sức ép từ việc cạnh tranh gay gắt và đáp ứng các tiêu chí an toàn vốn, được dự báo sẽ khiến cho cuộc đua tăng vốn thêm sôi động trong năm 2025.

Các ngân hàng vốn điều lệ dưới 10.000 tỷ kinh doanh ra sao trong nửa đầu năm 2024? Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất