WB: Vấn đề nợ sẽ là một chủ đề lớn tại Hội nghị G20 sắp tới

Dữ liệu sơ bộ do WB công bố vào tháng Sáu cho thấy dư nợ nước ngoài của các nước thu nhập thấp và trung bình trong năm 2021 đã tăng trung bình 6,9% lên 9.300 tỷ USD.

Theo Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass, nợ ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã tăng mạnh trong năm 2021, trong đó đáng chú ý Trung Quốc là chủ nợ của 66% các khoản vay song phương chính thức.

Điều này nêu bật sự cần thiết phải giảm nợ của các nước nghèo. Dự kiến, báo cáo hàng năm của WB về tỷ lệ nợ toàn cầu sẽ được công bố vào tháng tới.

Theo ông Malpass, vấn đề nợ sẽ là một trong những chủ đề lớn tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Bali (Indonesia) ngày 15-16/11 tới. Ông nhấn mạnh chương trình giảm nợ cần mở rộng ra bao gồm cả khu vực tư nhân và Trung Quốc.

Quảng cáo

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters ngày 11/11, ông Malpass cho rằng các chủ nợ tư nhân cũng cần tham gia vào chương trình giảm nợ. Mặc dù các chủ nợ thuộc G20 và Câu lạc bộ Paris đã tạo ra một khuôn khổ chung cho các biện pháp xử lý nợ vào cuối năm 2020 để giúp các quốc gia vượt qua đại dịch COVID-19, nhưng việc triển khai đang bị đình trệ.

Ông Malpass cảnh báo các chủ nợ của Chad đã đạt được thỏa thuận đầu tiên trong tuần này, nhưng động thái lại gây nghi ngờ về tính bền vững nợ trong dài hạn của nước này vì không bao gồm việc giảm nợ thực tế. WB, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và các quan chức phương Tây đã bày tỏ thất vọng khi Trung Quốc trở thành chủ nợ song phương chính thức lớn nhất thế giới trong khi các tổ chức cho vay tư nhân không thể đẩy nhanh tốc độ.

Dữ liệu sơ bộ do WB công bố vào tháng Sáu cho thấy dư nợ nước ngoài của các nước thu nhập thấp và trung bình trong năm 2021 đã tăng trung bình 6,9% lên 9.300 tỷ USD, vượt xa mức tăng trưởng 5,3% trong năm 2020.

Các quan chức IMF và WB ước tính 25% các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi đang hoặc gần rơi vào tình trạng không thể thanh toán các nghĩa vụ tài chính, trong khi tỷ lệ tương ứng đối với các nước có thu nhập thấp và trung bình tăng lên 60%.

Hiện nay, các cú sốc về biến đổi khí hậu, chính sách tăng lãi suất và đà tăng của lạm phát đã gia tăng sức ép lên các nền kinh tế đang phục hồi từ đại dịch COVID-19.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều phiên chiều 14/5

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 14/5 do các nhà đầu tư khó duy trì đà tăng mạnh từ Phố Wall hôm trước bởi Mỹ và Trung Quốc hạ nhiệt căng thẳng thương mại.

Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm sau đàm phán thương mại Mỹ - Trung Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Fed

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã một lần nữa kêu gọi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cắt giảm lãi suất sau khi dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư được công bố.

GDP Mỹ quý 1/2025 bất ngờ tăng trưởng âm, ông Trump lập tức 'trách' cựu Tổng thống Joe Biden Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm

Công ty khai thác Bitcoin của gia đình Tổng thống Mỹ D. Trump chuẩn bị “lên sàn”

Ngày 12/5, American Bitcoin - công ty khởi nghiệp khai thác Bitcoin của hai người con của Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố kế hoạch niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán New York qua vụ sáp nhập.

Ông Trump công bố thỏa thuận thương mại sơ bộ với Anh, bitcoin trở lại mốc 100.000 USD, Down Jones tăng hơn 250 điểm Giá bitcoin tăng vọt lên trên mốc 100.000 USD

Fed có thể chỉ giảm lãi suất hai lần trong năm 2025

Sau khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý cắt giảm thuế quan và hạ nhiệt căng thẳng thương mại, các nhà giao dịch đã giảm bớt dự đoán về số lần Fed cắt giảm lãi suất trong năm nay xuống còn hai lần.

Chủ tịch FED bác bỏ khả năng cắt giảm lãi suất sớm để giảm tác động của thuế quan Giá vàng thế giới tiếp tục giảm sau cuộc họp của Fed

Mỹ-Trung cắt giảm thuế quan tạm thời, chứng khoán châu Á tăng mạnh

Trong một tuyên bố chung, phía Mỹ cho biết sẽ giảm thuế áp lên hàng hóa Trung Quốc từ 145% xuống còn 30%, trong khi thuế của Trung Quốc đối với hàng hóa Mỹ sẽ được cắt giảm từ 125% xuống 10%.

Chứng khoán châu Á khởi sắc trước thềm đàm phán Mỹ-Trung Chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm nhờ kỳ vọng đàm phán thương mại Mỹ - Trung

Các điểm nhấn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung Quốc

Trung Quốc và Mỹ đã tuyên bố tạm ngừng cuộc chiến thương mại sau cuộc đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) ngày 12/5. Theo đó, hai bên sẽ dỡ bỏ phần lớn thuế quan và các biện pháp đối kháng khác vào 14/5.

Mỹ và Trung Quốc đạt tiến triển đáng kể trong đàm phán thương mại Nóng: Mỹ - Trung nhất trí hoãn áp thuế 90 ngày, mức giảm rất “sốc”