Vỡ mộng với 1 cổ phiếu tăng giá gần 3.000%, nhà đầu tư mất trắng 35 tỷ vì lỡ "đặt trứng vào một giỏ"

Một trong những cổ phiếu hot nhất Phố Wall đang trở thành cơn ác mộng với những nhà đầu tư đã dồn gần hết tiền tiết kiệm, tiền nghỉ hưu và thậm chí bán nhà để mua.

“Không khác gì cổ phiếu meme”

Doug Coyle là một người làm vườn 68 tuổi và ông đã nghỉ hưu. Lần đầu tiên ông đầu tư vào Tesla là vào năm 2012, sau khi nghe nói về Elon Musk - người hầu như không nổi tiếng vào thời điểm đó. Trong 10 năm sau đó, ông chi khoảng 100.000 USD để mua cổ phiếu hãng xe điện và giá trị của khoản đầu tư này tăng vọt lên khoảng 3 triệu USD lúc cổ phiếu lập đỉnh vào tháng 11/2021.

Sau đó, gần đây là những đợt lao dốc, khi bong bóng công nghệ thời kỳ đại dịch dần vỡ tung. Con trai của ông Doug - người từng tham vào đợt “thổi giá” cổ phiếu meme năm 2020, liên tục thuyết phục ông bán cổ phiếu Tesla. Hiện tại, trên giấy tờ, ông Doug đã mất khoảng 1,5 triệu USD (hơn 35 tỷ đồng). Ngay cả ông cũng nhận thấy rằng mọi thứ đang bắt đầu đi xuống.

Vốn là fan trung thành của Musk trong nhiều năm, các nhà đầu tư của Tesla đang phải đối mặt với hiện thực tàn khốc. Sau 1 thập kỷ tăng giá phi mã, đưa vốn hoá công ty lên hơn 1 nghìn tỷ USD và giúp Musk thành người giàu nhất thế giới, thì cổ phiếu hãng xe điện đã giảm 65% vào năm ngoái.

Theo Bloomberg, Tesla có khởi đầu như cổ phiếu meme. Nhìn lại câu chuyện của GameStop, chỉ là một cửa hàng bán game thua lỗ triền miên, nhưng các mạng xã hội YouTube, Reddit và nội dung podcast đã tạo nên một cộng đồng đông đảo, giúp “thổi giá” cổ phiếu chỉ bằng những lời kêu gọi. Musk cũng sở hữu cộng đồng fan hâm mộ lớn và họ đã kiếm bộn tiền nhờ “sứ mệnh” phát triển năng lượng sạch và tầm nhìn của vị tỷ phú.

1400x-1-12-1843.jpg

Bố con ông Doug Coyle.

Giờ đây, những ngày hoàng kim đó dường như đã kết thúc. Thương vụ thâu tóm Twitter đã khiến niềm tin của nhà đầu tư bị lung lay. Musk cũng bán hàng tỷ USD cổ phiếu Tesla để cấp vốn, đồng thời tập trung nhiều hơn vào việc điều hành mạng xã hội này. Giá cổ phiếu Tesla đã giảm 37% kể từ ngày 1/12 và hiện giao dịch quanh mức 123 USD, trong khi mức đỉnh là hơn 400 USD.

“Rơi xuống mặt đất”

Đối với những fan của Musk, thật khó để tin rằng 1 năm qua đã có quá nhiều sự khác biệt. Michael Williams - một trader 49 tuổi, làm việc trong ngành viễn thông ở Utah, lần đầu tiên mua cổ phiếu Tesla vào năm 2018 và sử dụng quyền chọn để đặt cược mạnh hơn.

Ông thừa nhận mình đã gặp may. Sử dụng quyền chọn mua, ông đã biến khoảng 3.000 USD trong tài khoản Robinhood của mình thành “vài trăm nghìn USD”. Sau đó, ông mạo hiểm hơn, dồn khoảng 90% quỹ hưu trí của mình vào Tesla và biến 40.000 USD thành 800.000 USD.

screenshot-2023-01-13-at-003919-5229.png
Quảng cáo

Giá cổ phiếu Tesla từ năm 2018 đến nay.

Nhưng sự thuận lợi không kéo dài. Giữa năm 2021, Williams lần đầu tiên lỗ 600.000 USD và sau đó là 200.000 USD. Giờ đây, giá trị quỹ 401(k) của ông giảm xuống còn 300.000 USD. Và tài khoản Robinhood chỉ còn vỏn vẹn 50 USD.

Williams đã bán khoảng 1 nửa số cổ phiếu Tesla đang sở hữu, nhưng vẫn có kế hoạch dần tăng vị thế. Ông vẫn tin tưởng vào Musk dù cũng thừa nhận rằng vị tỷ phú này đôi lúc “làm những điều ngớ ngẩn”.

Adrian Mora ở Denver bắt đầu mua cổ phiếu Tesla vào tháng 7/2022 sau khi nghe những lời đồn thổi về chiếc xe tải Semi mà công ty bắt đầu giao vào cuối năm ngoái. Người đàn ông 42 tuổi, làm việc cho Bộ Cựu chiến binh, gần đây đã bán nhà và quyết định đầu tư số tiền đó là 210.000 USD vào Tesla. Kể từ đó, cổ phiếu này giảm khoảng 70% và anh đang cân nhắc về việc cắt lỗ.

Mora ngậm ngùi chia sẻ: “Đây là tiền tiết kiệm cả đời của tôi. Tôi xuất thân từ một gia đình gốc Tây Ban Nha và mọi người thường nói rằng chúng tôi không giàu vì không bao giờ đầu tư. Nhưng bây giờ tôi đã có lý do chính đáng để từ bỏ việc này, đó là tôi có thể mất toàn bộ tiền mình có.”

Đối với Karim Jovian ở New York, 2022 là năm quan trọng để xác định liệu Tesla có thể xoay chuyển tình thế hay không. Người sáng tạo nội dung 29 tuổi này bắt đầu mua cổ phiếu Tesla vào năm 2020, khi thấy các ngôi sao trên mạng xã hội nói về hãng xe điện và tiềm năng của công ty. Anh đã mạnh tay mua khi cổ phiếu này sụt giá lúc đại dịch bắt đầu.

1400x-1-11-8665.jpg

Karim Jovian.

Hiện tại, khi đã đổ 80% tài sản của mình vào Tesla, anh lo lắng về tất cả những “drama” xung quanh Musk và điều đó ảnh hưởng thế nào đến cổ phiếu. Karim chia sẻ rằng anh đang cân nhắc bán cổ phiếu này.

Vẫn có những người quyết gắn bó tới cùng

Đương nhiên, một số nhà đầu tư đã “thoát hàng” đúng thời điểm. Con trai của Doug - là Dennis, đã mua 20.000 USD cổ phiếu Tesla sau đợt thị trường lao dốc vào tháng 3/2020. Số tiền này đã tăng lên 60.000 USD vào tháng 7/2021. Bởi vậy, anh quyết định lấy số tiền đó để đặt cọc cho ngôi nhà 380.000 USD ở miền nam New Jersey. Dennis gọi đây là “ngôi nhà Tesla”.

Kể từ đó, anh đang dần tăng vị thế và dự định chi thêm 20.000 USD khi cổ phiếu giảm xuống còn 85 USD hoặc 80 USD.

Còn ông Doug vẫn đặt niềm tin vào Tesla và rất coi trọng những dự đoán từ nữ nhà đầu tư Cathie Wood của Ark Investment Management, người cho rằng cổ phiếu Tesla sẽ tăng lên ít nhất 500 USD vào năm 2026.

Doug nói: “Tôi vẫn ủng hộ Musk 100%. Ông ấy đã biến tôi thành một người giàu có.”

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria