Việt Nam sở hữu bảo bối dưới nước được phương Tây cực "thèm khát": xuất khẩu tăng phi mã, nằm trong top 3 "ông trùm" thế giới

Mặt hàng này của Việt Nam được 2/3 thế giới ưa chuộng.

Việt Nam sở hữu bảo bối dưới nước được phương Tây cực "thèm khát": xuất khẩu tăng phi mã, nằm trong top 3 "ông trùm" thế giới

Từ cuối năm 2023, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đã có xu hướng phục hồi và dự báo sẽ tăng trở lại trong năm 2024, đặc biệt trong nửa cuối năm.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tháng 1/2024 xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam đạt hơn 79 triệu USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2023. Nếu so sánh từ 2018 trở lại đây thì doanh số tháng 1/2024 vẫn cao hơn so với mức trung bình hàng năm khoảng 46%.

Đây là tín hiệu tích cực cho tháng mở đầu năm 2024 bởi trong tháng 1/2024, trừ Thái Lan, xuất khẩu sang các thị trường còn lại đều tăng cao. Nhóm 10 thị trường xuất khẩu cá ngừ chính của Việt Nam trong tháng 1/2024 gồm các thị trường: Mỹ, Israel, Nga, Canada, Nhật Bản, Italy, Đức, Hà Lan, Thái Lan và Ba Lan.

image9-7685.png

Tại khối thị trường EU, việc mở lại hạn ngạch ưu đãi thuế quan theo thoả thuận trong Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) đang tạo đà đẩy mạnh đơn hàng xuất khẩu sang thị trường này trong tháng đầu năm.

Trong đó, Italy vẫn tiếp tục dẫn đầu về giá trị nhập khẩu trong tháng 1/2024, với mức tăng gấp gần 5 lần so với cùng kỳ. Cùng với Italy, xuất khẩu sang Ba Lan và Thụy Điển cũng tăng “phi mã”.

Quảng cáo

Còn tại khối thị trường Trung Đông, mặc dù tiếp tục bị tác động của cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas nhưng xuất khẩu sang một số nước tại khu vực này đang tăng mạnh.

Cụ thể, xuất khẩu sang Israel tăng 43%, Libăng tăng gấp 13 lần, Ai Cập tăng 43%... Hiện những lo ngại về cuộc chiến gia tăng đang làm tăng nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm có khả năng tích trữ như cá ngừ đóng hộp tại các thị trường này và thúc đẩy nhập khẩu.

VASEP cho rằng, năm 2024 dự kiến sẽ đầy thách thức với ngành xuất khẩu cá ngừ. Lạm phát ổn định và phục hồi kinh tế chậm là những yếu tố khó khăn, khiến cho nhu cầu nhập khẩu cá ngừ tại nhiều quốc gia vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục. Sự cạnh tranh ngày càng tăng và lượng tồn kho của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng là những thách thức đối diện ngành xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

image11-954.png

Bước sang năm 2024, xuất khẩu thủy sản nói chung đang và sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn làm chậm khả năng phục hồi sản xuất, xuất khẩu. Nổi bật là căng thẳng trên Biển Đỏ đang gây ra không ít khó khăn trong quá trình vận tải hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng thủy sản nói riêng khi cước vận chuyển có xu hướng tăng cao. Giá bán sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng tăng cao sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu tiêu thụ.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp, trong 1 tháng qua, tổng cước phí phải trả cho 1 container hàng vận chuyển đi Bờ Tây đã tăng 70%. Hàng đông lạnh xuất khẩu đi châu Âu đã tăng gần 4 lần.

Căng thẳng ở Biển Đỏ cũng khiến thời gian vận chuyển từ châu Á đến châu Âu kéo dài, đăng ký thuê tàu khó khăn khiến việc tồn kho kéo dài, dòng vốn quay vòng chậm, lãi ngân hàng phát sinh nhiều…

Ngoài ra, rào cản về “thẻ vàng IUU” khi xuất khẩu sang thị trường EU vẫn chưa được tháo gỡ, nên doanh nghiệp khi xuất khẩu sang khối thị trường này vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Tất cả những điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp xuất khẩu gặp khó khăn.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Gạo Ấn Độ rớt giá, gạo Việt Nam lên ngôi cao nhất 4 năm

Giá gạo của nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ đã giảm trong tuần này do đồng nội tệ yếu, trong khi giá gạo Việt Nam tăng lên mức cao nhất trong vòng 4 năm nhờ nhu cầu mạnh mẽ và nguồn cung hạn chế.

Giá gạo Ấn Độ giảm do nhu cầu yếu và nguồn cung dồi dào Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 21 tháng

Gạo Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trên trường quốc tế: Khẳng định giá trị thương hiệu

Gạo Việt Nam đang khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế với giá trị xuất khẩu tăng mạnh, chất lượng cải thiện rõ rệt và thương hiệu ngày càng được chú trọng.

Giá gạo Việt Nam giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 năm Thu hẹp khoảng cách với gạo Thái Lan và Ấn Độ, giá gạo Việt Nam trên đà phục hồi?

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lý do Nhật Bản bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp

Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto ngày 9/4 thông báo nước này sẽ bán thêm gạo từ kho dự trữ khẩn cấp tới tháng 7/2025, thời điểm gạo vụ mới được đưa ra thị trường nhằm bình ổn giá mặt hàng này.

Thị trường nông sản: Nguồn cung dồi dào kéo giá gạo châu Á giảm mạnh Giá gạo Thái Lan thấp nhất 3 năm

Giá gạo tại Tokyo tăng vọt 90%, CPI cốt lõi tháng 3 tăng 2,4%

Dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cho thấy, giá gạo tại Tokyo đã tăng vọt khoảng 90% trong tháng 3 so với cùng kỳ năm ngoái, với tác động ở mức độ hạn chế từ việc chính phủ gần đây giải phóng kho gạo dự trữ.

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng

Một doanh nghiệp bất động sản lấn sân sang làm nông nghiệp

Tập đoàn Danh Khôi hợp tác chiến lược với các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tiềm năng để làm tiền đề phát triển ngành nông nghiệp công nghệ cao sau khi công ty bất động sản này lỗ ròng hợp nhất hơn 63 tỷ đồng trong năm 2024.

Phát Đạt, Danh Khôi ảnh hưởng ra sao khi Bình Định tạm dừng chuyển nhượng các lô đất trong khu kinh tế Nhơn Hội?