"Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với nhà đầu tư bất động sản thương mại"

Nhà đầu tư luôn tìm đến những nơi thể hiện sự tăng trưởng, như chỉ số kinh tế tích cực, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu phát triển, đô thị hóa nhanh. Việt Nam có đủ những thuộc tính đó, cộng tăng trưởng GDP cao, ổn định. Đây là động lực cho lĩnh vực bất độ

Ông Matthew Bouw, CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Cushman & Wakefield
Ông Matthew Bouw, CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Cushman & Wakefield

Ông Matthew Bouw, CEO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Công ty Cushman & Wakefield, vừa có chuyến thăm Việt Nam lần đầu sau đại dịch, và có những chia sẻ về góc nhìn của nhà đầu tư tổ chức đối với thị trường bất động sản Việt Nam.

Thưa ông, nhà đầu tư nhận định như thế nào về thị trường bất động sản Việt Nam, và điều gì có thể thu hút họ đến với Việt Nam?

Khoảng 2 tháng trước, tại trụ sở Cushman & Wakefield ở Singapore, chúng tôi đã mở sự kiện chào đón 80 nhà đầu tư tổ chức lớn nhất thế giới, nhiều trong số đó là nhà đầu tư châu Á.

Trong sự kiện này, chúng tôi thăm dò ý kiến của các lãnh đạo công ty về các thị trường đầu tư bất động sản ưa thích của họ và câu trả lời đa số gọi tên Nhật Bản, Úc và Việt Nam. Tâm lý tích cực dành cho Việt Nam là nhờ lĩnh vực sản xuất đang phát triển nhanh và các chỉ số cơ bản tiềm năng như dân số trẻ, tỷ lệ đô thị hóa nhanh và tầng lớp trung lưu đang trên đà tăng trưởng. Thêm vào đó, các nhà đầu tư tổ chức sẽ luôn nhắm đến các thị trường ổn định và đáng tin cậy.

Đã có nhiều nghị định và quy định mới được ban hành tại Việt Nam, bên cạnh nhiều sáng kiến tích cực khác mà chính phủ đang thực hiện để cải thiện tính minh bạch, chấp hành pháp luật cũng như môi trường kinh doanh nói chung. Những sáng kiến này là một bước tích cực để Việt Nam trở thành một thị trường đầu tư hấp dẫn cho nhà đầu tư bất động sản thương mại.

Về phía khách thuê, thật thú vị khi thấy nhiều công ty đa quốc gia lớn đang thành lập tại đây, như: Lego, Panasonic, Samsung, LG, Sharp,... Đây là một dấu hiệu tích cực cho các nhà đầu tư tổ chức vì khách thuê đi đâu, các nhà đầu tư tổ chức sẽ theo chân đến đó.

Nhà đầu tư đang bị hấp dẫn bởi phân khúc nào nhất?

Công nghiệp và hậu cần là loại tài sản được ưu tiên. Mặt khác, TP.HCM vẫn là thị trường có lợi cho chủ nhà, tôi nghĩ nhà đầu tư cũng sẽ xem xét tài sản văn phòng hạng A tiềm năng. Nếu tòa nhà văn phòng có vị trí thuận lợi, có các yếu tố ESG cần thiết, cơ cấu khách thuê tốt, tăng trưởng cho thuê mạnh mẽ, thời hạn thuê hấp dẫn và công suất thuê cao… thì đó vẫn sẽ là một tài sản hấp dẫn với nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư luôn tìm đến những khu vực đang thể hiện sự tăng trưởng, như chỉ số kinh tế tích cực, dân số trẻ, tầng lớp trung lưu đang phát triển và quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Việt Nam có tất cả những thuộc tính đó, cộng với tốc độ tăng trưởng GDP cao và ổn định. Tất cả những yếu tố đó chính là động lực cho sự phát triển của tất cả các lĩnh vực bất động sản.

Việt Nam đứng ở vị trí nào đối với nhà đầu tư khi so sánh với các thị trường khác?

Quảng cáo

Vốn đầu tư tổ chức đã thâm nhập và hoạt động sôi nổi ở nhiều thị trường lớn trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương.

Ở Ấn Độ, dù đã có một lượng vốn đáng kể từ các nhà đầu tư tổ chức đang hoạt động tại đây, nhưng tổng giá trị của thị trường vẫn còn tương đối nhỏ khi so với các thị trường lớn khác. Ở Đông Nam Á, Việt Nam và Philippines là hai trong số những thị trường mới nổi được săn đón nhiều nhất.

Có nhiều điểm tương đồng giữa cách các nhà đầu tư tổ chức tiếp cận thị trường Ấn Độ và Việt Nam. Nhiều nhà đầu tư tổ chức lớn đã gia nhập thị trường Ấn Độ thông qua việc hợp tác với các nhà phát triển và doanh nghiệp địa phương. Các thị trường mới nổi rất đa sắc thái và phức tạp, vì vậy các nhà đầu tư cần thành lập quan hệ đối tác với doanh nghiệp địa phương để hỗ trợ trong việc xin giấy phép, tìm nguồn nguyên liệu và tìm kiếm nhân tài.

Đó là cách dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư tổ chức, vì vậy chúng ta vẫn sẽ chứng kiến những mối quan hệ hợp tác sẽ tiếp tục đà phát triển trong lúc thị trường Việt Nam dần trưởng thành.

Đâu là vị trí của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư, nhất là so với các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương?

Đến năm 2029, ba trong số bốn nền kinh tế hàng đầu thế giới là Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ đều nằm ở châu Á. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy nhu cầu lớn đối với tài sản bất động sản thương mại trên toàn khu vực.

Các nhà đầu tư sẽ luôn tìm kiếm một nơi an toàn để đầu tư mang lại sự tăng trưởng. Nếu cơ sở hạ tầng được thiết lập để cho phép đầu tư, chúng ta sẽ thấy sự tăng trưởng vượt bậc ở các thị trường, như: Ấn Độ, Trung Quốc, Philippines và Việt Nam.

Việt Nam sẵn có các động lực tăng trưởng và có thể trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn nữa nếu không ngừng nỗ lực cải thiện môi trường kinh doanh.

Làm sao để Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước khác, thưa ông?

Việt Nam cần tiếp tục khẳng định là một điểm đến tuyệt vời với các quy định và tuân thủ phù hợp cũng như cơ sở hạ tầng tốt, nơi các nhà đầu tư có thể xin giấy phép và triển khai dự án một cách nhanh chóng. Vẫn có rất nhiều cơ hội nằm trong lĩnh vực công nghiệp và hậu cần, sản xuất cao cấp và trung tâm dữ liệu đang phát triển.

Trong hai năm gần đây, lượng dữ liệu được lưu trữ trên thế giới đã tăng gấp đôi. Với sự phát triển của trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử và điện toán đám mây nói chung, Việt Nam có thể trở thành một trung tâm tập hợp các ngành công nghệ đang lên đó. Bằng cách duy trì các động lực tăng trưởng kèm theo các yếu tố hỗ trợ cần thiết để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng. Việt Nam có thể tăng khả năng cạnh tranh trong khu vực và thậm chí trở nên hấp dẫn hơn so với đối thủ trong mắt các nhà đầu tư.

Cảm ơn ông!

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhận định các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ đang phải đối mặt với thách thức kép là khả năng tín dụng thắt chặt hơn và khả năng trả nợ ngày càng khó khăn.

Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất Thách thức lớn nhất của FED dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump là xác định lãi suất trung tính?

Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam

Theo Báo cáo bán niên về "Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn với Mỹ", Bộ Tài chính Mỹ đánh giá tích cực về chính sách tiền tệ của Việt Nam và tiếp tục xác định "không thao túng tiền tệ".

Việt Nam tiếp tục không nằm trong danh sách giám sát về thao túng tiền tệ Mỹ đưa Việt Nam ra khỏi Danh sách giám sát về thao túng tiền tệ

Hàng không châu Á-Thái Bình Dương gặp các vấn đề về chuỗi cung ứng

Nhu cầu đi lại ở châu Á-Thái Bình Dương đã phục hồi sau đại dịch COVID-19 nhưng lợi nhuận của các hãng hàng không đang chịu áp lực do những vấn đề về chuỗi cung ứng làm gián đoạn hoạt động.

Công ty hàng không siêu lợi nhuận báo lãi quý 3 tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ, thu 10 đồng lãi ròng 7 đồng Thái Lan sẽ bắt đầu áp “thuế đi lại” với du lịch hàng không từ giữa năm 2025

Sáng nay chính thức trình Quốc hội dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam hơn 67 tỷ USD

Sáng nay 13/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng trình bày tờ trình phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam 70 tỷ USD rục rịch triển khai, doanh nghiệp nào trên sàn chứng khoán hưởng lợi? Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Diễn biến mới của dự án đường Vành đai dài hơn 200km, đi qua 5 tỉnh thành, tổng mức đầu tư 128.000 tỷ đồng

Dự án đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh dài gần 207 km, đi qua 5 địa phương (TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu), dự kiến có tổng mức đầu tư hơn 128.000 tỷ đồng.

Lộ diện liên danh 7 công ty trúng gói thầu phức tạp nhất vành đai 3 Tp.HCM Tại sao dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô giảm 2.129 tỷ đồng vốn đầu tư?

Đồng USD lên cao nhất 4 tháng, Bitcoin tiến sát mốc 90.000 USD: Hàng loạt tài sản thăng hoa chưa từng có sau khi ông Trump giành chiến thắng

Bitcoin tăng giá kỷ lục, đồng USD cũng giao dịch ở mức cao nhất trong 4 tháng và cổ phiếu Tesla thăng hoa trong bối cảnh nhà đầu tư đặt cược vào những nhân tố được hưởng lợi nhiều nhất sau khi ông Trump trở thành Tổng thống đắc cử.

Chuyên gia dự báo ảnh hưởng với kinh tế Việt Nam khi ông Trump đắc cử Kịch bản nào cho thị trường BĐS Việt Nam khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ?

Hanoi Metro chưa đủ nhân lực vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn

Trước đó, vào lúc 17h25 ngày 24/10, đoạn trên cao tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã phải dừng tàu do sự cố kỹ thuật tại ga Cầu Giấy. Đến 18h15, sự cố được khắc phục. 6 lượt tàu chậm giờ và 8 lượt tàu phải hủy bỏ do sự cố.

Giá nhiều chung cư tăng thêm tới 15% sau khi các tuyến metro đi vào hoạt động Tuyến metro hơn 37.000 tỷ TPHCM chưa đủ điều kiện nghiệm thu, liệu có thể đưa vào vận hành thương mại đúng thời gian đã định?

Các nhà đầu tư nước ngoài có “khẩu vị” đa dạng với thị trường bất động sản Việt Nam

Thị trường Việt Nam là nơi có cơ hội tăng trưởng cao với dòng FDI bền vững, hạ tầng đang phát triển mạnh mẽ, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài ở hầu hết các phân khúc bất động sản như nhà ở, công nghiệp,

Dòng vốn FDI dồi dào tác động tích cực đến thị trường bất động sản "Việt Nam tăng trưởng nhanh nhất ASEAN nhờ nhạy bén với các FTA và thu hút FDI"

EU siết chặt thuế VAT đối với nền tảng số

Để đối phó với tình trạng trốn thuế và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế số, Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua một loạt quy định mới về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Tài khoản chứng khoán tăng lên sát mốc 9 triệu Tiền vào chứng khoán mất hút, giá trị khớp lệnh trên HoSE xuống thấp nhất 1,5 năm, điều gì đang diễn ra?

Giá vé máy bay từ Mỹ sang châu Âu giảm xuống mức thấp kỷ lục

Giá vé máy bay giữa Mỹ và châu Âu đang ở mức thấp nhất trong ba năm qua. Giá vé thường ở mức thấp trong những tháng cuối Thu và trong mùa Đông, ngoại trừ những kỳ nghỉ lễ lớn.

Ủy ban châu Âu giới hạn 15% đối với nhập khẩu HRC từ Việt Nam: Hòa Phát chịu ảnh hưởng như thế nào? 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc