Vì sao giá dầu tăng bất chấp các dự báo kinh tế u ám?

Thiếu hụt về nguồn cung đã trở nên tồi tệ hơn bởi các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, liên minh các nước sản xuất dầu lớn của thế giới.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Giá dầu toàn cầu đã tăng hơn 16% tính từ cuối tháng 6/2023 và đã có tuần tăng thứ 5 liên tiếp, chuỗi thời gian tăng dài nhất tính từ trước khi căng thẳng Nga – Ukraine bùng phát, theo nội dung bài báo mới được CNN đăng tải.

Trong phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu Brent, loại dầu chuẩn của toàn cầu, hạ 0,1% xuống 84USD/thùng, tuy nhiên tính cả tuần vẫn tăng được 3,9%. Chuỗi thời gian tăng giá của dầu như vậy dài nhất tính từ đợt tăng kéo dài 8 tuần vào đầu tháng 2/2022.

Trên thị trường Mỹ, giá dầu đồng thời tăng được 3,9% và cũng đồng thời là chuỗi tăng dài nhất tính từ tháng 4/2022. Giá xăng tại Mỹ như vậy đồng thời tăng vọt lên ngưỡng 3,73USD/gallon, cao nhất tính từ tháng 11/2022.

Nỗi sợ về khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến giá dầu suốt nhiều tháng qua, cùng lúc đó, quá trình phục hồi phục hồi chậm chạp của kinh tế Trung Quốc khiến cho triển vọng nhu cầu năng lượng u ám. Vậy tại sao giá dầu đang tăng lên?

Các đợt cắt giảm sản lượng

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), nhu cầu dầu toàn cầu được dự báo tăng ước tính khoảng 2,2 triệu thùng/ngày lên ngưỡng 102 triệu thùng/ngày trong năm nay. Tuy nhiên sản lượng dầu toàn cầu được dự báo chỉ tăng 1,5 triệu thùng/ngày lên 101,5 triệu thùng, IEA nhấn mạnh trong báo cáo mới đây.

Thiếu hụt về nguồn cung đã trở nên tồi tệ hơn bởi các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, liên minh các nước sản xuất dầu lớn của thế giới.

OPEC+ bao gồm nhóm các nước sản xuất dầu lớn của thế giới và một số nước sản xuất nhỏ hơn vào tháng 4/2023 đã cam kết sẽ giảm sản lượng ước tính khoảng 1,6 triệu thùng dầu/ngày cho đến cuối năm. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh giá dầu đã giảm khoảng 38% so với mức đỉnh vào năm ngoái.

“Việc giá tăng trong thời gian gần đây có chịu ảnh hưởng bởi quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+ vào tháng 4/2023”, chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư UBS – ông Giovanni Staunovo phát biểu với CNN.

Cũng theo ông Staunovo, quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vào đầu tháng này sẽ chỉ khiến cho nguồn cung trên thị trường dầu chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

Đại diện chính phủ Saudi Arabia công bố sẽ cắt giảm sản lượng đến 1 triệu thùng dầu/ngày ít nhất cho đến cuối tháng 8/2023. Quyết định cắt giảm này dự kiến sẽ kéo dài đến tháng 7/2023. Quốc gia vùng Vịnh dự kiến sẽ cắt giảm sản lượng khoảng 500.000 thùng dầu/ngày cho đến cuối năm sau.

Tính chung, các quyết định cắt giảm sản lượng sẽ khiến cho sản lượng dầu của Saudi Arabia giảm xuống còn 9 triệu thùng.

Số liệu kinh tế tích cực

Thị trường hiện đang đánh giá lại dự báo bi quan của họ về nhu cầu dầu

Nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện đang đi ngược lại xu thế suy giảm dù rằng lạm phát vẫn duy trì ở ngưỡng cao và các đợt nâng lãi suất cũng gây ra nhiều hậu quả. Nhà đầu tư trên thị trường dầu đang kỳ vọng rằng kinh tế tăng trưởng tốt sẽ đồng nghĩa với nhu cầu dầu cao, và khi lãi suất đã lập đỉnh, không loại trừ khả năng triển vọng tăng trưởng sẽ cải thiện.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,4% trong quý 2/2023, tốc độ tăng trưởng này cao hơn so với quý đầu của năm và đồng thời vượt mọi dự báo của các chuyên gia trước đó.

Giá dầu được dự báo sẽ tăng trong nửa sau của năm khi mà nguồn cung khó đáp ứng đủ nhu cầu, theo Tổng thư ký Diễn đàn Năng lượng Quốc tế (IEF), theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Tổng thư ký của IEF, ông Joseph McMonigle, phân tích nhu cầu dầu hiện đang tăng nhanh chóng lên ngưỡng trước đại dịch COVID-19, tuy nhiên nguồn cung đang khó theo kịp. Ông khẳng định yếu tố duy nhất có thể hạ nhiệt đà tăng giá dầu hiện tại chính là nỗi sợ suy thoái kinh tế.

“Đối với nửa sau của năm nay, chúng ta nhiều khả năng sẽ gặp khó trong việc đáp ứng nguồn cung, và kết quả của việc này là giá sẽ phản ứng với điều đó”, ông McMonigle phân tích bên lề cuộc họp của bộ trưởng năng lượng của nhóm các nước công nghiệp phát triển G20 tại Ấn Độ.

Ông McMonigle giải thích việc giá dầu tăng có nguyên nhân trực tiếp từ nhu cầu tăng của Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.

“Chỉ riêng nhu cầu từ Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho khiến cho nhu cầu dầu nửa sau của năm nay tăng ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày”, tổng thư ký nhấn mạnh.

Khi được hỏi liệu giá dầu có tái lập mốc 100USD/thùng thêm một lần nữa hay không, ông nhấn mạnh rằng giá dầu hiện tại vốn đã ở ngưỡng khoảng 80USD/thùng và nhiều khả năng có thể tăng cao hơn nữa.

“Chúng ta sẽ chứng kiến tồn kho dầu giảm sâu hơn nữa, như vậy đây có thể coi như tín hiệu của thị trường về việc nhu cầu chắc chắn sẽ tăng lên. Chính vì vậy chúng ta sẽ chứng kiến giá dầu phản ứng với điều này”, ông McMonigle nói.

Tuy nhiên, ông McMonglie cũng tin tưởng vào khả năng Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh sẽ hành động và làm tăng nguồn cung nếu thực sự thế giới đương đầu với tình trạng thiếu hụt cân bằng cung cầu.

“Họ đang rất cẩn thận về vấn đề nhu cầu. Họ muốn nhìn thấy bằng chứng rằng nhu cầu đang tăng lên và sẽ có những phản ứng với thay đổi trên thị trường”, ông McMonglie phân tích.

Theo Lao động & Công đoàn

Đọc tiếp

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Vàng và bitcoin phập phồng theo nợ công của Mỹ

Giá bitcon năm nay tăng gần 60%, lý do được cho là bởi mua mạnh từ các quỹ ETF, trong khi vàng tăng hơn 20% do Mỹ sắp giảm lãi suất. Nhưng tại sao các nhà đầu tư vàng và bitcoin đang rất quan tâm đến nợ chính phủ của Mỹ đang tăng mạnh?

Nhịp cầu doanh nghiệp

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

OPEC+ đã "đặt cược" đúng

Khi OPEC công bố duy trì cắt giảm sản lượng nhưng giá dầu vẫn giảm, các nhà phân tích cho rằng động thái của họ không có hiệu quả. Tuy nhiên, thị trường đang xoay chiều.

Chat với BizLIVE