Vì sao các doanh nghiệp đa quốc gia đang đổ xô đến Ấn Độ?

Trung Quốc đang dần trở nên mất sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài vì quá nhiều yếu tố. Trong bối cảnh đó, Ấn Độ nổi lên như một lựa chọn phù hợp về nhiều mặt.

Các doanh nghiệp phương Tây đang tìm kiếm lựa chọn thay thế cho Trung Quốc trong vai trò “công xưởng” của thế giới, chiến lược này được biết đến với cái tên “Trung Quốc cộng một”.

Ấn Độ đang dần trở thành địa điểm được nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Chỉ duy nhất Ấn Độ có lực lượng lao động và thị trường nội địa có quy mô tương đương với Trung Quốc: Liên hợp quốc (UN) tính toán rằng quy mô dân số của Ấn Độ có thể đã hơn Trung Quốc. Chính phủ các nước phương Tây cũng coi Ấn Độ như đối tác tự nhiên, chính phủ Ấn Độ đồng thời cũng có những động thái để điều chỉnh môi trường kinh doanh Ấn Độ theo hướng thân thiện hơn so với quá khứ.

Mọi chuyện diễn ra cùng lúc với việc Apple quyết định mở rộng hoạt động sản xuất iPhone tại Ấn Độ, trong đó có việc sản xuất nhiều mẫu điện thoại hiện đại nhất.

Tại công viên Sriperumbudur thuộc bang Tami Nadu phía Nam Ấn Độ, người ta có thể thấy rõ những dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang thay đổi. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài đổ xô đến Ấn Độ để sản xuất ô tô và các loại thiết bị khác. Giờ đây đang có thêm nhiều doanh nghiệp đa quốc gia khác tham gia sản xuất đa dạng chủng loại hàng hóa, từ tấm năng lượng mặt trời cho đến tuabin gió và đồ giày dép, tất cả đều đang cố gắng tìm kiếm lựa chọn thay thế cho Trung Quốc.

Năm 2021, doanh nghiệp Vestas của Ấn Độ, một trong những doanh nghiệp sản xuất tuabin gió lớn nhất thế giới, xây dựng hai nhà máy mới tại Sriperumbudur. 6 dây chuyền sản xuất của nhà máy hiện tập trung vào sản xuất pin, thiết bị sản xuất điện và nhiều loại thiết bị khác, sau đó xuất đi khắp thế giới.

Những dự báo cho thấy Ấn Độ sẽ sớm trở thành thị trường tuabin lớn thứ 2 trên thế giới đã giúp Vestas lên kế hoạch mở rộng sản xuất tại đây. Đồng thời nó cũng thể hiện cho nỗ lực đa dạng hóa sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nước tập trung phần lớn sản xuất trong khu vực, đặc biệt sau khi mà các biện pháp phong tỏa dưới thời COVID-19 gây gián đoạn sản xuất trong nhiều tháng, theo giám đốc Vestas tại Ấn Độ - ông Charles McCall. Ông MsCall khẳng định: “Chúng tôi không muốn để tất cả trứng vào một giỏ Trung Quốc”.

Quảng cáo

Một số nhà cung cấp của Vetas cũng đã tiếp bước doanh nghiệp này. Doanh nghiệp sản xuất tuabin của Mỹ TPI Composites cũng đã chính thức bắt đầu công việc sản xuất tại đây. Doanh nghiệp này mở rộng mạnh mẽ ở Ấn Độ và cùng lúc giảm quy mô tại Trung Quốc. Giám đốc Vestas tại Ấn Độ cho biết dần dần 85% hoạt động sản xuất của Vestas sẽ tập trung tại Ấn Độ.

Ở hiện tại, Trung Quốc vẫn đứng đầu, vượt trội so với các nước khác trong ngành sản xuất toàn cầu, vị thế mà Trung Quốc đã từng củng cố được khi mà các doanh nghiệp đa quốc gia đổ xô đến nước này sau khi Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp nước ngoài có ngày một nhiều lý do để tìm kiếm lựa chọn thay thế. Thứ nhất, chi phí lao động tại Trung Quốc tăng cao, ngoài ra, họ cũng đương đầu với nhiều áp lực công nghệ. Sau đó, các biện pháp thuế quan dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump áp với hàng Trung Quốc, các biện pháp hạn chế đi lại ngăn COVID-19 từ năm 2020 cho đến hết năm 2022 và chính phủ các nước phương Tây vận động việc giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc đã khiến cho doanh nghiệp nước ngoài phải xem xét lại việc tập trung quá nhiều nguồn lực sản xuất tại đây.

Nhiều nước bao gồm Việt Nam, Mexico, Thái Lan và Malaysia hiện đang cạnh tranh để được nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn làm địa điểm sản xuất thay thế.

Tuy nhiên, để trở thành điểm đến sản xuất được nhà đầu tư ưa thích, Ấn Độ cũng cần phải giải quyết được nhiều vấn đề căn bản tại nước này. Lực lượng lao động tại Ấn Độ chủ yếu nghèo và thiếu trình độ kỹ năng, hạ tầng kém phát triển, môi trường kinh doanh còn quá nhiều quy định khắt khe. Sản xuất hiện vẫn chỉ ở mức độ nhỏ so với tổng quy mô kinh tế Ấn Độ.

Sau nhiều thập kỷ kém phát triển, Ấn Độ đang có những bước tiến. Quy mô sản xuất của Ấn Độ ở thời điểm năm 2021 mới chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc thế nhưng đã cao hơn tất cả các nền kinh tế mới nổi ngoại trừ Mexico và Việt Nam, theo số liệu của WB.

Thay đổi lớn nhất có thể thấy trong ngành sản xuất các sản phẩm điện tử, xuất khẩu các sản phẩm điện tử đã tăng gấp 3 lần từ năm 2018 đến nay. Tỷ lệ điện thoại thông minh của thế giới được sản xuất tại Ấn Độ tăng từ mức 9% vào năm 2016 lên 19% trong năm nay, theo Counterpoint Technology Market Research.

Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Ấn Độ trung bình 42 tỷ USD/năm từ năm 2020 đến năm 2022, gấp đôi trong vòng chưa đến 1 thập kỷ, theo số liệu của NHTW.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh

UAE: Hành trình từ sa mạc khô cằn đến đảo nhân tạo xa hoa nhất thế giới

Mọc lên giữa biển khơi, quần đảo nhân tạo Palm Jumeirah hay tòa tháp khách sạn 7 sao chọc trời Burj Al Arab đã trở thành hình ảnh đại diện cho sự phát triển thần kỳ và rực rỡ của nền kinh tế phi dầu mỏ tại UAE.

Hé lộ 5 công viên đẳng cấp tại Đô thị thời đại Sun Urban City Hà Nam Art Residence: Không gian sống “vị nhân sinh” giữa Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City

Doanh nghiệp Australia ngày càng quan tâm đến Đông Nam Á, Việt Nam có thể thành "điểm sáng" hút dòng vốn?

Trong những năm gần đây, cộng đồng doanh nghiệp Australia đã có sự thay đổi trong quan điểm và ngày càng hiểu rõ hơn vị thế toàn cầu đang gia tăng của các quốc gia Đông Nam Á đối với tham vọng tăng trưởng của các doanh nghiệp tại quốc gia này.

Chuyên gia HSBC lạc quan với triển vọng nguồn năng lượng tái tạo của ASEAN có thể tăng gấp 3 vào năm 2030 HSBC giữ nguyên dự báo GDP Việt Nam năm 2024 ở mức 6,5% bất chấp siêu bão Yagi gây thiệt hại lớn