VDSC: Thị trường giảm điểm sẽ là điểm mua tiềm năng

Chứng khoán Rồng Việt nhận định, cần thời gian để những tác động của những chính sách bắt đầu “ngấm” vào các hoạt động kinh tế. Do đó, VDSC kỳ vọng thị trường vẫn duy trì xu hướng chính là đi ngang trong tháng 5, dao động trong vùng 1.020-1.080 điểm.

Trong báo cáo chiến lược đầu tư tháng 5, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nêu, thị trường trong tháng 4 đã không diễn biến tích cực như mong đợi bất chấp một loạt các hỗ trợ về chính sách từ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (SBV) như giãn nợ, không chuyển nhóm nợ xấu, và cho phép các NHTM mua lại trái phiếu doanh nghiệp không niêm yết, thay đổi hệ số rủi ro với vay mua nhà ở xã hội - và yếu tố vĩ mô - giảm lãi suất điều hành, tỷ giá ổn định.

VDSC cho rằng diễn biến này cho thấy rằng tâm lý thận trọng vẫn còn bao trùm khi mà chặng đường phía trước vẫn còn nhiều biến số khó lường như triển vọng tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp niêm yết hay hệ lụy từ quá trình tăng lãi suất gấp rút của các NHTW lớn trong hơn một năm qua (suy thoái kinh tế, sự đổ vỡ ngân hàng).

Khi mùa báo cáo kết quả kinh doanh và đại hội cổ đông đi qua, VDSC không kỳ vọng có động lực mạnh mẽ trong tháng 5. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ nới lỏng hiện tại vẫn là một điểm tựa vững chắc. Với dư địa để SBV thực hiện thêm một đợt giảm lãi suất điều hành nữa là khả thi khi (1) lạm phát vẫn đang thấp, (2) tỷ giá được kỳ vọng tiếp tục ổn định do Fed khả năng cao đã thực hiện lần tăng lãi suất cuối cùng của mình và thặng dư thương mại được duy trì, (3) tăng trưởng GDP quý 1/2023 thấp hơn nhiều so với mục tiêu tăng trưởng cả năm.

lam-phat-6682.jpg

Mặc dù vậy, cần thời gian để những tác động của những chính sách này bắt đầu “ngấm” vào các hoạt động kinh tế. Do đó, VDSC kỳ vọng thị trường vẫn duy trì xu hướng chính là đi ngang trong tháng 5, dao động trong vùng 1.020-1.080 điểm. Dài hạn hơn, VDSC kỳ vọng xu hướng đi ngang có thể duy trì cho đến khi có những tín hiệu khởi sắc hơn từ các động lực tăng trưởng kinh tế như hoạt động xuất khẩu, nhu cầu tín dụng hồi phục, và giải ngân vốn đầu tư công.

Mặc dù thị trường khó có thể bắt đầu một quá trình tăng nhanh, VDSC cho rằng rủi ro giảm mạnh cũng tương đối hạn chế khi định giá P/E 2023F (ước tính dựa trên kế hoạch kinh doanh) vẫn còn tương đối an toàn.

Doanh nghiệp niêm yết đã nhận diện được thách thức

Thống kê lợi nhuận sau thuế (LNST) của cổ đông mẹ quý 1/2023 và kế hoạch 2023 của 732 doanh nghiệp và ngân hàng niêm yết trên cả 3 sàn, chiếm khoảng 64% tổng vốn hóa toàn thị trường, VDSC nhận thấy, một mặt, các doanh nghiệp đặt kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn, phù hợp với các điều kiện vĩ mô còn bất định bởi sự phụ thuộc vào (1) hiệu quả của các gói chính sách hỗ trợ và (2) mức độ phục hồi của kinh tế thế giới.

Cụ thể, ước tính tổng LNST quý 1/2023 của các doanh nghiệp thống kê ước giảm gần 14% so với cùng kỳ trong khi LNST cả năm được đặt kế hoạch tăng trưởng khoảng 7%.

Quảng cáo

Từ số liệu thống kê, VDSC nhận thấy, Du lịch giải trí (tỷ trọng lớn là nhóm hàng không), dịch vụ tài chính (tỷ trọng lớn là nhóm chứng khoán), tài nguyên cơ bản (tỷ trọng lớn là nhóm thép) là những ngành dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh so với năm 2022 kém khả quan.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp đang kỳ vọng kết quả kinh doanh sẽ khởi sắc hơn ở các quý tiếp theo, điển hình là ở các nhóm ngành du lịch giải trí, dịch vụ tài chính, tài nguyên cơ bản, CNTT, ô tô phụ tùng, thực phẩm đồ uống, xây dựng và VLXD, ngân hàng, bán lẻ, và hóa chất.

Ngược lại, xu hướng suy giảm/ kém khả quan về lợi nhuận ở các ngành BĐS, truyền thông, tiện ích công cộng, và dầu khí có thể sẽ vẫn tiếp diễn ở các quý tiếp theo.

Với số liệu LNST của quý 1/2023 suy giảm cùng với kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận khiêm tốn, VDSC cho rằng nhà điều hành và cả tổ chức niêm yết đã nhận diện những thách thức vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ổn định của doanh nghiệp. Khá nhiều doanh nghiệp lên kế hoạch giảm nợ vay, thay vì tăng vốn và mở rộng kinh doanh. Nhà điều hành, đồng thời, cũng đã liên tục có những điều chỉnh về mặt quy định, chính sách theo hướng khơi thông thanh khoản và hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đặc biệt khi những tháng cao điểm đáo hạn trái phiếu đang đến gần.

Nhìn về nửa sau của năm 2023, VDSC kỳ vọng các Thông tư 02 về cho phép cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ, Thông tư 03 về việc cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu chưa niêm yết, hay các đề xuất giảm thuế VAT, giải pháp mới cho gói hỗ trợ lãi suất 40.000 tỷ đồng sẽ dần phát huy tác dụng. Mặt bằng lãi suất vay thực trong nền kinh tế cũng từng bước giảm theo xu hướng giảm của lãi suất huy động. Sự khơi thông này sẽ góp phần đáng kể vào khả năng phục hồi của các ngành nghề kinh doanh.

Trong sự vận động đó, VDSC cho rằng điểm số thị trường vẫn dao động trong kênh giá hẹp, và sẽ cải thiện tích cực hơn khi bức tranh kinh tế vĩ mô và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có những tín hiệu khởi sắc rõ ràng hơn. Do vậy, VDSC cho rằng sẽ là hợp lý hơn nếu nhà đầu tư đặt kỳ vọng của mình với khung thời gian dài hơn, từ 3-6 tháng trở lên.

Đồng thời, cơ hội tái cấu trúc danh mục cũng như giảm giá vốn danh mục đầu tư vẫn luôn xuất hiện tại những điểm thấp và điểm cao của thị trường. Những thời điểm thị trường đi xuống trong tháng 5 sẽ là những điểm mua tiềm năng đối với cả nhà đầu trung dài hạn và cả nhà đầu tư ưa thích giao dịch.

co-tuc-cao-6046.jpg

Doanh nghiệp chia cổ tức bằng tiền mặt

Theo VDSC, nhà đầu tư có thể phân bổ danh mục cổ phiếu thành nhiều phần cho các mục tiêu vừa tích lũy trung dài hạn lẫn giao dịch ngắn hạn. Trong đó, với giao dịch ngắn hạn, có thể lưu ý nhóm cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao, trên 6%.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cơ hội viết tiếp câu chuyện tăng trưởng của chứng khoán 2025 sau cú sốc thuế quan

Thị trường chứng khoán 2025 đang đứng trước cơ hội hồi phục tiếp sau những biến động từ cú sốc thuế quan của Tổng thống Trump. Quyết định hoãn thuế 90 ngày và các thông tin cuối tuần đã mang đến “cú quay xe” đầy bất ngờ cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam...

Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025 Tác động thuế quan 2025 lên Becamex IJC và kế hoạch tăng vốn 2.500 tỷ đồng

Cổ phiếu HQC, HAG, ANV tăng trần 2 phiên liên tiếp khi lãnh đạo chưa kịp vào “bắt đáy”

Giữa lúc giá cổ phiếu giảm sâu trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ thông tin về chính sách thuế quan mới của Mỹ, lãnh đạo và người có liên quan của HQC, ANV, HAG đã đăng ký mua vào hàng triệu cổ phiếu.

Bắt đáy đúng cổ phiếu bluechip khỏe nhất thị trường, hoa hậu Mai Phương Thúy lãi ngay 2 cây trần, kiếm hơn 3 tỷ sau 2 ngày Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Sau 5 năm, quỹ ngoại Pyn Elite Fund trở lại mua MWG, đưa MWG vào top 10 danh mục

Pyn Elite Fund đã đưa cổ phiếu MWG của Thế Giới Di Động trở lại top 10 khoản đầu tư lớn nhất danh mục với tỷ trọng 4% vào cuối tháng 3/2025. Trước đó, Pyn Elite Fund từng chốt lời MWG sau khi thu về khoản lợi nhuận hàng nghìn tỷ đồng.

Doanh số chuỗi điện thoại, điện máy của MWG tăng 32% dù giảm hơn 200 cửa hàng Nhận định khó khăn, MWG vẫn kiên định với mục tiêu doanh thu 150.000 tỷ đồng, lợi nhuận 4.850 tỷ đồng

Thị trường tăng điểm sau 4 phiên giảm liên tiếp vì quyết định hoãn áp thuế đối ứng, nhà đầu tư nên làm gì?

Nhà đầu tư nên bình quân giá vốn và hạ margin về mức an toàn, sau đó giảm về mức thấp vì giai đoạn 90 ngày tới rất khó đoán định. Nên giải ngân một phần vào các tài sản có thu nhập cố định để giảm rủi ro, bà Cao Thị Ngọc Quỳnh, Giám đốc Khối Khách hàng Tổ

Chứng khoán châu Á tăng mạnh sau tuyên bố hoãn áp thuế từ Mỹ Chứng khoán SHS dừng phát hành cổ phiếu tỷ lệ 1:1, ước lãi 325 tỷ đồng trong quý I/2025