Tỷ trọng của đồng NDT trong thanh toán toàn cầu cao kỷ lục

Tỷ trọng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trong thanh toán toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 7/2024.

064316-nhan-dan-te-phuc-hoi-mang-tin-hieu-tich-cuc-den-nen-kinh-te-trung-quoc.jpg
Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại ngân hàng ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

 

Tỷ trọng đồng nhân dân tệ (NDT) của Trung Quốc trong thanh toán toàn cầu đã đạt mức cao kỷ lục vào tháng 7/2024, một cột mốc quan trọng trong nỗ lực của nước này trước vai trò dẫn đầu của đồng USD và nâng cao vị thế của đồng NDT trong hệ thống tiền tệ quốc tế.

Số liệu của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), dịch vụ nhắn tin liên ngân hàng lớn nhất thế giới, cho thấy đồng NDT giữ vị trí thứ tư trong danh sách các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế vào tháng trước, với tỷ trọng giao dịch toàn cầu tăng lên 4,74% từ mức 4,61% trong tháng 6/2024. Đây là tháng thứ 9 liên tiếp tỷ trọng đồng tiền của Trung Quốc duy trì ở mức trên 4%.

Theo số liệu của SWIFT, vào tháng 7/2024, đồng USD chiếm 47,8% thanh toán toàn cầu, tiếp theo là đồng euro ở mức 22,5% và đồng bảng Anh 7%.

Tỷ trọng trong thanh toán quốc tế là số liệu chính cho thấy vị thế tương đối của các đồng tiền quốc tế. Các số liệu khác bao gồm tần suất sử dụng trên thị trường ngoại hối, giao dịch hàng hóa và dự trữ ngoại hối của chính phủ.

Quảng cáo

Số liệu cho thấy giá trị thanh toán bằng NDT tăng 13,4% so với tháng 6/2024, vượt xa mức tăng 10,3% được ghi nhận trên tất cả các đồng tiền.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới lần đầu tiên khuyến khích sử dụng đồng tiền của mình trong thanh toán thương mại quốc tế vào năm 2009, trong nỗ lực ứng phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Phần lớn giao dịch thương mại trị giá 240 tỷ USD giữa Trung Quốc và Nga vào năm ngoái được thanh toán bằng đồng NDT hoặc đồng ruble.

Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tiếp tục kêu gọi sử dụng đồng NDT như một đồng tiền thay thế trong thương mại quốc tế. Đáp lại, các quốc gia như Brazil (Bra-xin) đã bày tỏ sự cởi mở hơn trong việc chấp nhận đồng tiền của Trung Quốc.

Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại ngân hàng Standard Chartered, Ding Shuang, cho biết, dù đồng NDT chịu áp lực giảm giá, quá trình quốc tế hóa đồng tiền này đã tiến triển trong năm nay, với việc sử dụng ở nước ngoài ngày càng tăng.

Ông Ding cho rằng khi các quốc gia ở châu Phi, Mỹ Latinh và các nước đang phát triển ở châu Á tìm cách tránh sự phụ thuộc quá mức vào đồng USD trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, đồng NDT có vị thế tốt để mở rộng vai trò toàn cầu của mình.

Đồng NDT đã vượt qua đồng yen để trở thành đồng tiền hoạt động mạnh thứ tư trên thế giới trong thanh toán toàn cầu vào tháng 11/2023, sau đồng USD, đồng euro và bảng Anh.

Đồng NDT cũng đảm bảo vị trí số hai trên thị trường tài chính thương mại với tỷ lệ 6%, cao hơn mức 5,8% của đồng euro, so với 83,2% của đồng USD.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Vàng - Tiền

Căng thẳng thuế quan gia tăng, các nhà đầu tư đổ xô sang vàng

Giá vàng lên mức đỉnh 2.844,56 USD/ounce vào ngày 4/2 và tiếp tục xác lập kỷ lục mới do nhu cầu tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn của các nhà đầu tư trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Liên tục phá đỉnh, giá vàng thế giới áp sát mốc 2.900 USD/ounce Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Tỷ giá lấy lại đà tăng, giá vàng vẫn "nóng" trước ngày vía Thần Tài

Giá vàng tiếp tục tăng mạnh khi chỉ còn một ngày nữa là đến vía Thần Tài, trong khi đó tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cũng quay đầu đi lên sau một phiên "hạ nhiệt".

Thủ tướng yêu cầu triển khai các giải pháp ổn định thị trường vàng Liên tục phá đỉnh, giá vàng thế giới áp sát mốc 2.900 USD/ounce

Các đồng tiền lao dốc sau đòn thuế quan từ Mỹ

Đà tăng của đồng USD diễn ra trên diện rộng, với đồng euro cũng giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm và đồng franc Thụy Sỹ cũng trượt xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2024.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 CEO JPMorgan Chase nhận 977 tỷ đồng tiền lương năm 2024, chuẩn bị từ chức

Giá vàng sau mốc 2.800 USD sẽ là 3.000 USD?

Giá vàng đã vượt qua mốc quan trọng 2.800 USD/ounce lần đầu tiên trong lịch sử, được thúc đẩy bởi làn sóng tìm kiếm nơi an toàn do lo ngại việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tăng thuế quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và áp lực lạm

Giá vàng thế giới chạm ngưỡng kỷ lục mới Lo ngại về thuế quan của Mỹ thúc đẩy giá vàng lập đỉnh mới