Tham vọng của Trung Quốc đưa đồng NDT "thế chân" USD trong giao dịch dầu mỏ sẽ thành công?

Trong một nỗ lực thúc đẩy vai trò của đồng nhân dân tệ (NDT) trên thị trường năng lượng toàn cầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/12 đã đề xuất trước các nhà lãnh đạo vùng Vịnh rằng Trung Quốc muốn mua dầu và khí đốt bằng tiền tệ nước mình.

Giới quan sát nhận định Bắc Kinh đang khẩn trương để đạt được tham vọng thiết lập chỗ đứng đồng tiền của nước mình trên thị trường quốc tế với mục đích cuối cùng là làm suy yếu gọng kìm của đồng USD trong hoạt động thương mại thế giới.

Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hoàn thành chuyến công du lịch sử tới Saudi Arabia. Tại đây, hai quốc gia đã nhất trí hợp tác về các vấn đề cùng quan tâm. Đây là chuyến đi thứ ba ra ngoài Trung Quốc của ông Tập Cận Bình kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu vào cuối năm 2019.

Trong chuyến công du, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định Bắc Kinh sẽ tiếp tục nhập khẩu một lượng lớn dầu từ các quốc gia Arab vùng Vịnh và mở rộng nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, đồng thời nói thêm rằng trong tương lai, các quốc gia này sẽ hợp tác hơn nữa trong việc phát triển dầu khí thượng nguồn.

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng đề cập đến “tận dụng tối đa Sàn giao dịch dầu mỏ và khí đốt quốc gia Thượng Hải như một nền tảng để thực hiện thanh toán bằng đồng NDT trong giao dịch dầu mỏ”.

Tuy nhiên, theo một số nguồn tin của Saudi Arabia, hiện “vẫn chưa là thời điểm thích hợp để dùng đồng nhân dân tệ thanh toán trực tiếp mặt hàng mà Trung Quốc nhập khẩu”. Hầu hết tài sản và dự trữ của Saudi Arabia đều bằng USD, bao gồm hơn 120 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ mà Riyadh nắm giữ.

Quảng cáo

Bên cạnh đó, giống như các loại tiền tệ vùng Vịnh khác, đồng riyal của Saudi Arabia được neo giá bằng đồng USD. Không chỉ vậy, bất kỳ động thái nào của Saudi Arabia nhằm loại bỏ đồng USD trong giao dịch dầu mỏ sẽ là một động thái chính trị gây chấn động, điều mà Riyadh trước đây đã đe dọa khi đối mặt với khả năng bị luật pháp Mỹ thách thức và có thể khiến các thành viên OPEC vướng vào các vụ kiện chống độc quyền.

Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã chủ trì hai hội nghị thượng đỉnh Arab với sự có mặt của nhà lãnh đạo Trung Quốc. Tại 2 hội nghị, Saudi Arabia thể hiện rõ mối quan tâm thiết lập các quan hệ đối tác ngoài mối quan hệ chặt chẽ với phương Tây.

Cũng trong chuyến công du lần này của ông Tập Cận Bình, cả Trung Quốc và Saudi Arabia đều muốn gửi thông điệp mạnh mẽ tới phương Tây. Chuyến thăm diễn ra vào thời điểm mối quan hệ của Riyadh và Washington đang trong tình thế mong manh, cùng với việc Mỹ lên án Saudi Arabia liên quan loạt vấn đề, bao gồm vấn đề nhân quyền, chính sách năng lượng và gián tiếp ủng hộ Nga.

Các chuyên gia lưu ý Mỹ nên cảnh giác trước mức ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở vùng Vịnh. Trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Bắc Kinh và Riyadh đã đồng ý tăng cường quan hệ kinh tế. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho biết chuyến thăm của ông báo trước một kỷ nguyên mới trong quan hệ, bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh các nước Arab sẽ trở thành "sự kiện quan trọng trong lịch sử quan hệ Trung Quốc - Arab".

Về phần mình, khi tham gia cuộc hội đàm ngày 9/12, Thái tử Mohammed cũng bày tỏ về một “giai đoạn quan hệ mới mang tính lịch sử với Trung Quốc”. Phát ngôn này hoàn toàn là một sự tương phản rõ rệt với các cuộc gặp có phần ngượng nghịu giữa Mỹ và Saudi Arabia cách đây 5 tháng khi Tổng thống Joe Biden tới Riyadh.

Khi được hỏi về mối quan hệ của Riyadh với Washington trước sự nồng ấm dành cho Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Ngoại trưởng Faisal bin Farhan Al Saud cho biết Saudi Arabia sẽ tiếp tục hợp tác với tất cả các đối tác và không coi đây là một trò chơi có tổng bằng 0 - một trò chơi mà bên thắng được hưởng lợi bằng đúng phần thua của bên còn lại.

Trả lời phỏng vấn hãng tin Reuters, ông Robert Mogielnicki, một học giả cấp cao tại Viện Các quốc gia vùng Vịnh Arabia ở Washington, cho biết: "Mối quan tâm về năng lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu và là trung tâm của các mối quan hệ. Chính phủ Trung Quốc và Saudi Arabia cũng sẽ tìm cách hỗ trợ các bên tham gia lĩnh vực công và tư để tiến tới các thỏa thuận thương mại và đầu tư. Sẽ có nhiều sự hợp tác hơn về khía cạnh công nghệ, điều có thể khiến Washington lo ngại".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

GDP của Pháp sẽ giảm hơn 0,5 điểm phần trăm vì thuế quan Mỹ

Thủ tướng Pháp ông Francois Bayrou cho biết, các mức thuế quan của Mỹ đối với Pháp có thể khiến GDP của quốc gia này mất hơn 0,5 điểm phần trăm và làm gián đoạn các nỗ lực thu hẹp thâm hụt ngân sách.

Sự thật về việc Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ? Đài Loan (Trung Quốc) chi ngân sách khủng để đối phó thuế nhập khẩu của Mỹ

Doanh thu của nhà lắp ráp iPhone hàng đầu cao kỷ lục

Tập đoàn Foxconn, nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, vừa công bố doanh thu quý I/2025 cao kỷ lục nhờ nhu cầu mạnh mẽ đối với sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI).

Indonesia từ chối khoản đầu tư 100 triệu USD của Apple, vẫn cấm Apple bán iPhone 16 iPhone 16e: Chiến lược "chim mồi" của Apple trong phân khúc giá rẻ?

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?