Quỹ ETF "full" cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị rút vốn mạnh, cá mập nào "xả hàng"?

Từ đầu năm 2023, SSIAM VNFinLead ETF có đúng 3 tháng không bị rút vốn trong khi các tháng còn lại đa phần đều bị rút ròng mạnh, đặc biệt là tháng 11 vừa qua.

Quỹ ETF "full" cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán bị rút vốn mạnh, cá mập nào "xả hàng"?

Trong bối cảnh dòng vốn ETF tại Việt Nam có sự phân hoá nhất định, SSIAM VNFinLead ETF đang là tâm điểm bị rút vốn. Quỹ đang bước sang tháng thứ 6 liên tiếp bị rút ròng với giá trị hơn 180 tỷ đồng từ đầu tháng 12. Luỹ kế từ đầu năm đến nay, ETF này đã bị rút ròng đến gần 1.700 tỷ đồng và nằm trong nhóm bị rút vốn mạnh nhất thị trường.

Tính từ đầu năm 2023, SSIAM VNFinLead ETF có đúng 3 tháng không bị rút vốn trong đó chỉ duy nhất tháng 1 là ghi nhận dòng vốn vào thực sự đáng kể. Trong khi đó, các tháng bị rút vốn thường xuyên có giá trị trên trăm tỷ. Trong tháng 11 vừa qua, ETF này thậm chí còn bị rút ròng đến hơn 800 tỷ đồng, mạnh nhất kể từ khi ra mắt.

screenshot-2023-12-06-at-221048-2939.png

SSIAM VNFin Lead ETF đi vào vận hành tháng 2/2020, tham chiếu chỉ số VNFinLead gồm toàn các cổ phiếu đầu ngành tài chính Việt Nam. Danh mục của ETF này gồm 21 cổ phiếu trong đó 4 cổ phiếu chứng khoán (HCM, SSI, VCI và VND), còn lại là các mã ngân hàng. Tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ hiện vào khoảng gần 2.650 tỷ đồng.

Tính từ đầu năm đến nay, hiệu suất đầu tư của SSIAM VNFin Lead ETF đạt gần 27%, vượt trội trong nhóm ETF và ấn tượng hơn nhiều so với mức tăng 11,8% của VN-Index. Động thái chốt lời của nhà đầu tư có thể là một trong những nguyên nhân khiến quỹ bị rút vốn mạnh thời gian gần đây.

Một trong những “cá mập” tích cực chốt lời chứng chỉ quỹ SSIAM VNFin Lead ETF (FUESSVFL) thời gian qua là Pyn Elite Fund. Đến cuối tháng 10, quỹ ngoại đến từ Phần Lan đang nắm giữ hơn 37 triệu ccq FUESSVFL, giảm khoảng 14 triệu ccq so với thời điểm sở hữu nhiều nhất vào cuối tháng 1 năm nay. Giai đoạn rút vốn mạnh tập trung vào tháng 9.

Tại báo cáo tháng 10 của Pyn Elite Fund, ccq SSIAM VNFin Lead ETF vẫn là khoản đầu tư lớn thứ 10 trong danh mục của quỹ với tỷ trọng 3,8%. Tuy nhiên, theo cập nhật trên website, SSIAM VNFin Lead ETF hiện đã không còn nằm trong top 10 khoản đầu tư lớn nhất của Pyn Elite Fund, thay vào đó là cổ phiếu SHS. Không loại trừ khả năng, quỹ ngoại này đã tiếp tục bán ra chứng chỉ quỹ ETF của Việt Nam trong hơn một tháng trở lại đây.

screenshot-2023-12-06-at-160310-4313.png
Quảng cáo

Trong bức thư gửi nhà đầu tư mới đây, ông Petri Deryng, nhà quản lý của Pyn Elite Fund cho biết quỹ đã tiến hành cơ cấu danh mục đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam giằng co mạnh. Người đứng đầu quỹ khẳng định hành động chậm nhưng đúng hướng, nhằm tận dụng tối đa lợi thế khi VN-Index khởi sắc trong thời gian tới.

Bên cạnh Pyn Elite Fund, một số quỹ đầu tư đến từ Thái Lan cũng bán bớt ccq SSIAM VNFinLead ETF thời gian qua, điển hình như Principal Vietnam Equity Fund. Cuối tháng 3/2023, ccq ETF này còn là khoản đầu tư lớn thứ 3 trong danh mục với tỷ trọng 7,21%. Số lượng ccq FUESSVFL trong tay quỹ ngoại này thời điểm đó là 20,15 triệu đơn vị.

Tuy nhiên, đến cuối tháng 10, ccq SSIAM VNFinLead ETF đã không còn nằm trong top 5 khoản đầu tư lớn nhất danh mục của Principal Vietnam Equity Fund. Báo cáo cho thấy ccq ETF Việt Nam (bao gồm SSIAM VNFinLead ETF và DCVFM VNDiamond ETF) do quỹ ngoại này nắm giữ chỉ chiếm 5,96% NAV. Ước tính, quỹ có thể đã bán ròng tối thiểu 3,55 triệu ccq FUESSVFL trong 7 tháng.

screenshot-2023-12-07-at-084835-17019137402561122975762-173.png

Những vấn đề từ nội tại danh mục

SSIAM VNFin Lead ETF bị rút vốn trong bối cảnh triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng (chiếm đến 84,4% NAV của quỹ) không thật sự khả quan dưới áp lực từ tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu tăng cao. Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước, ngày 22/11/2023, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mới đạt 8,21%, thấp hơn so với chỉ tiêu định hướng đầu năm (14,5%).

Trong khi đó, những vấn đề của thị trường bất động sản kéo dài là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu và chi phí dự phòng của hệ thống ngân hàng liên quan tới tín dụng bất động sản tăng cao. Đây được xem là rủi ro lớn nhất với hệ thống ngân hàng. Việc nợ xấu tăng trong khi chi phí dự phòng chỉ tăng nhẹ khiến bộ đệm dự phòng của các ngân hàng tiếp tục bị bào mòn.

Tương tự, triển vọng nhóm cổ phiếu chứng khoán cũng đang gặp một số thách thức do tình hình kinh doanh của các công ty phụ thuộc lớn vào thanh khoản và sự biến động của thị trường chứng khoán. Giao dịch ảm đạm thời gian gần đây có thể ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của nhóm này trong quý cuối năm.

Bên cạnh đó, sau giai đoạn tăng nóng từ đầu năm, định giá của các cổ phiếu chứng khoán nhìn chung đã không còn quá hấp dẫn. Đa phần các cổ phiếu nhóm này đang có P/B ở trên mức trung bình 5 năm và cao hơn nhiều so với các công ty cùng ngành trong khu vực. Ngoài ra, tiến độ triển khai hệ thống mới KRX còn bỏ ngỏ cũng có thể ảnh hưởng đến triển vọng nhóm cổ phiếu này.

screenshot-2023-12-06-at-215048-8346.png

Nhìn chung, không chỉ SSIAM VNFin Lead ETF, nhiều ETF tại Việt Nam cũng đang chịu áp lực rút vốn của khối ngoại trong bối cảnh Fed duy trì chính sách tiền tệ diều hâu. Dòng vốn toàn cầu có xu hướng rút khỏi các thị trường mới nổi và cận biên do chênh lệch lãi suất và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, xu hướng này đang được kỳ vọng sẽ sớm đảo chiều khi lạm phát Mỹ đã có dấu hiệu hạ nhiệt thời gian gần đây.

Theo Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

LPBS kiện toàn đội ngũ lãnh đạo, hướng tới mục tiêu tăng trưởng bền vững

Vào ngày 26/12, Công ty Cổ phần Chứng khoán LPBank (LPBS) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường. Tại Đại hội, nhiều nội dung quan trọng đã được thông qua, trong đó có việc bổ sung hai thành viên HĐQT.

LPBank dự kiến chi 200 tỷ để mua cổ phần LPBS LPBank bất ngờ muốn chuyển trụ sở chính LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

STB phá đỉnh thời đại, thị trường có thêm MBB, VIB "giữ lửa"

Cổ phiếu STB đã phá kỷ lục giá đóng cửa ở phiên hôm qua và còn tiếp tục phá tiếp kỷ lục thời đại trong hôm nay. Các mã VIB (+2,9%), MBB (+1,8%) cũng có sự khẩn trương để giúp Ngân hàng "giữ lửa" cho thị trường.

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm MB chuẩn bị chia cổ tức 15%, nâng vốn lên 61.022 tỷ đồng

Chứng khoán ORS chuyển đợt tăng vốn điều lệ lên gần 5.400 tỷ đồng sang năm 2025

CTCP Chứng khoán Tiên Phong (ORS) đã công bố sẽ triển khai phương án tăng vốn thêm 2.000 tỷ đồng trong giai đoạn quý I-quý III/2025. Đây là một trong những nội dung đã được ĐHĐCĐ thường niên 2024 thông qua đầu năm.

Nhà đầu tư vừa góp vốn vào ORS trong quý I/2024 sẽ sớm được nhận cổ tức 12% bằng cổ phiếu Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương

Cuộc đua phá kỷ lục của các cổ phiếu Ngân hàng vẫn còn nóng

Trong những ngày cuối năm 2024, nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang ghi dấu ấn với nhiều mã lập kỷ lục giá đóng cửa. Ngoài 2 trường hợp đáng chú ý của CTG và STB, HDB và LPB cũng tiếp tục lầm lũi tăng giá.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

CTG và STB lập kỷ lục giá, thị trường lấy lại mốc 1.270 điểm

Thay vì chỉ xuất hiện điểm nổ ở nhóm cổ phiếu "ngách", dòng tiền đã khẩn trương bổ sung vào nhóm Bluechips. Nổi bật nhất thị trường là CTG và STB đã lập kỷ lục giá đóng cửa mới.

Gần 60% cổ phiếu Ngân hàng đã chiến thắng thị trường sau 10 tháng năm 2024 Gỡ dần nút thắt, STB "ngược gió" thị trường

DXG gây nhiễu lên thị trường, dòng tiền tiếp tục đi tìm cơ hội cổ phiếu "ngách"

Việc cổ phiếu DXG giảm kịch sàn sau thông báo phát hành cổ phiếu ít nhiều khiến VN-Index nhận thêm thử thách. Tuy nhiên, thị trường vẫn khá vững vàng và còn tiếp tục ghi nhận hiện tượng dòng tiền đi tìm cơ hội ở các cổ phiếu "ngách".

Midcap và Penny vụt sáng, thị trường có sóng "ngầm"? Tập đoàn Đất Xanh chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu, huy động hơn 1.800 tỷ đồng

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới

Cổ phiếu của CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) và Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) đang có những vận động khiêm tốn trên thị trường chứng khoán, dù đã phát đi nhiều tín hiệu chuyển mình trong hoạt động kinh doanh.

SHS dự kiến phát hành gần 895 triệu cổ phiếu, nâng vốn điều lệ lên hơn 17.000 tỷ đồng Krungsri muốn mua trước hạn 50% vốn điều lệ còn lại của SHBFinance

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Theo ông Nguyễn Việt Đức, Giám đốc Kinh doanh số, Công ty CP Chứng khoán VPBank, đầu tư chứng khoán chúng ta chỉ sợ rủi ro lớn nhất là suy thoái. Không suy thoái thì những đợt điều chỉnh thông thường cứ mua vào, kiểu gì cũng thắng. Nhưng suy thoái xảy ra thì chúng ta sẽ mất rất nhiều tiền.

Bộ trưởng Tài chính: "Kỳ vọng thị trường chứng khoán là kênh huy động vốn chủ yếu cho nền kinh tế" Từ 1/1/2025, 6 hành vi sau bị coi là thao túng thị trường chứng khoán