Tỷ phú huyền thoại George Soros chuyển giao quyền lực cho con trai

Tỷ phú George Soros kiếm được rất nhiều tiền trong cương vụ nhà đầu tư quỹ mạo hiểm. Năm 1992, ông kiếm được hơn 1 tỷ USD nhờ đặt cược vào tỷ giá đồng bảng Anh.

Nhà đầu tư tỷ phú nổi tiếng khắp thế giới, ông George Soros năm nay 92 tuổi, đang chuyển giao một phần việc kiểm soát Tổ chức Xã hội Mở (Open Society Foundation – OSF) cho con trai Alex Soros, người đã được đưa lên chức chủ tịch quỹ từ tháng 12/2023.

Quỹ này quyên góp tiền cho nhiều các mục đích nhân đạo và dân chủ, từ việc cải tổ hoạt động tư pháp cho đến các sáng kiến biến đổi khí hậu. Quỹ quản lý phần lớn tài sản của văn phòng gia đình 25 tỷ USD của tỷ phú Soros. Thông tin này ban đầu được Wall Street Journal đăng tải và được xác nhận bởi phát ngôn viên của tổ chức.

“Tôi quan tâm nhiều hơn đến chính trị”, ông Alex Soros năm nay 37 tuổi tuyên bố với báo giới. Ông Soros cũng cho biết ông quan tâm nhiều đến việc ông Donald Trump lại ra tranh cử Tổng thống trong năm tới.

Gần đây, ông Alex Soros cho biết ông đã có cuộc gặp với nhiều quan chức trong chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện Chuck Schumer, Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva và Thủ tướng Canada Justin Trudeau để vận động cho sự ủng hộ những vấn đề mà quỹ đang hướng tới, WSJ cho hay.

Tỷ phú George Soros kiếm được rất nhiều tiền trong cương vụ nhà đầu tư quỹ mạo hiểm. Năm 1992, ông kiếm được hơn 1 tỷ USD nhờ đặt cược vào tỷ giá đồng bảng Anh. Ông Alex là con của người vợ thứ 2 của tỷ phú George Soros. Ông Alex tốt nghiệp ngành lịch sử từ đại học New York, đồng thời ông có bằng PhD từ trường đại học University of California, Berkeyley.

Truyền thông Mỹ nhiều lần chú ý đến ông trong vai trò con của người cha nổi tiếng. Ông cũng có nhiều chương trình từ thiện của riêng mình cũng như là một người hoạt động rất tích cực trong các hoạt động của người Do Thái, các vấn đề môi trường cũng như hỗ trợ cho người lao động tại Mỹ.

Ông Alex đã đảm nhiệm vị trí phó chủ tịch quỹ vào năm 2017. Ông Alex cũng làm việc trong ban đầu tư của quỹ giám sát quỹ Soros Fund Management (SFM). Phần đông tài sản quỹ SFM thuộc về quỹ OSF.

Quỹ OSF nhận 18 tỷ USD từ tỷ phủ George Soros vào năm 2018 và dự kiến sẽ hưởng lợi phần lớn tài sản còn lại của ông, theo tính toán của Forbes ở mức khoảng 7 tỷ USD. Ông Alex quan tâm đến những vấn đề tại nhiều vùng địa lý khác nhau, từ Ukraine cho đến Balkan, Nam Á hay Congo.

Quảng cáo

Theo VTC dẫn từ NYPost, chỉ riêng trong năm 2020, tổ chức OSF của Soros đã tài trợ hơn 63 triệu USD, tương đương hơn 5% ngân sách quốc gia cho lĩnh vực giáo dục, để tạo ảnh hưởng đến giáo dục đại học trong và ngoài nước. Trong nhiều năm, Soros đã tài trợ hơn 20.000 học bổng, đầu tư hàng trăm triệu USD vào các trường cao đẳng tự do của Mỹ và thành lập một trường đại học của riêng mình.

Màn đầu tư đầu tiên của Soros vào lĩnh vực giáo dục đại học với mục đích đẩy mạnh tầm ảnh hưởng của ông là thành lập Đại học Trung Âu (CEU) ở Hungary năm 1991. Đây là nền móng tư tưởng cho các hoạt động của ông trong lĩnh vực giáo dục đại học, một lĩnh vực mà kể từ đó ông đã sử dụng triệt để trong công cuộc gây ảnh hưởng đến giáo dục đại học Hoa Kỳ.

Lá cờ của gia đình Soros và phạm vi ảnh hưởng của quỹ Soros đã được củng cố vững chắc trong trường đại học này. Robert Soros, con trai của George Soros, được bầu vào hội đồng quản trị của CEU vào năm 2012. Người con trai khác của ông, Alexander Soros, hiện đang phục vụ trong hội đồng quản trị thay thế ông. Các thành viên còn lại trong hội đồng quản trị đều nắm các vị trí lãnh đạo trong Tổ chức Xã hội Mở. Những người này bao gồm giám đốc OSF London William Newton-Smith, chủ tịch OSF New York Christopher Stone, Phó chủ tịch điều hành OSF Leonard Benardo và Chủ tịch OSF (tính đến năm 2021) George Mark Molloch Brown.

Có thể dễ thấy mối liên hệ của CEU với các trường học ở Mỹ từ hội đồng quản trị của nó: Hiệu trưởng Đại học Bard Leon Botstein là cựu chủ tịch hội đồng quản trị của CEU; Hiệu trưởng Đại học Johns Hopkins Ronald Daniels, Hiệu trưởng UC Berkeley Carol Christ, và Benjamin Heineman, thành viên cao cấp của chương trình Trường Luật Harvard.

Chỉ riêng trong năm 2020, Tổ chức Xã hội Mở của Soros đã tài trợ hơn 63 triệu USD để gây ảnh hưởng đến giáo dục đại học trong và ngoài nước.

CEU vừa cho phép Soros giáo dục những người cánh tả vừa giúp ông duy trì ảnh hưởng suốt sự nghiệp của họ. Các cựu sinh viên đáng chú ý của CEU bao gồm cựu Thống đốc Georgia Giorgi Margvelashvili, các thành viên của Nghị viện Châu Âu Lívia Járóka và Monica Macovei, cựu Bộ trưởng quốc phòng Gruzia Tina Khidasheli, và cựu bộ trưởng tư pháp Croatia Orsat Miljenic.

Từ khoản tài trợ đầu tiên vào cuối những năm 1970 cho đến đầu những năm 2010, Soros đã đóng góp hơn 400 triệu USD cho các trường cao đẳng và đại học, với 75% trong số đó dành cho hai trường: CEU đã nói ở trên và Đại học Bard ở New York.

Hơn 19 trường đại học đã từng nhận được ít nhất 1 triệu USD từ Soros, bao gồm Đại học Harvard, Đại học Columbia, Đại học Indiana và Đại học Georgetown, cùng nhiều trường khác.

Đại học Bard đã nhận được tổng cộng gần 80 triệu USD từ Soros khi ông tuyên bố vào năm 2020 rằng ông sẽ trao cho trường này thêm 100 triệu USD trong thập kỷ tới.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên