Trung Quốc tung biện pháp mới đẩy mạnh nỗ lực phi USD hóa

Các nhà chức trách Trung Quốc đã gia hạn thời gian giao dịch đối với đồng nhân dân tệ như một phần trong mục tiêu của nhà nước nhằm mở rộng việc sử dụng đồng tiền quốc gia xuyên biên giới và thúc đẩy hoạt động giao dịch nhân dân tệ.

Theo báo Bloomberg, bắt đầu từ ngày 1/1, giờ giao dịch của đồng nhân dân tệ trong nước đã tăng lên để các giao dịch ngoại hối hiện có thể thực hiện được cho đến 3 giờ sáng tại Bắc Kinh thay vì 11:30 tối như trước đây. Việc thay đổi này có thể giúp giao dịch bằng đồng nhân dân tệ diễn ra vào buổi tối ở châu Âu và ban ngày ở Mỹ.

Biện pháp này cũng bổ sung các sáng kiến trước đây của Bắc Kinh nhằm thúc đẩy việc sử dụng đồng tiền quốc gia trong các giao dịch với các nhà xuất khẩu năng lượng và nguồn cung cấp hàng lớn.

Tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình xác nhận Bắc Kinh sẵn sàng mua các sản phẩm năng lượng bằng nhân dân tệ thay vì đồng USD với các quốc gia thành viên của Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC).

Quảng cáo

Mặc dù mở cửa thị trường nằm trong chương trình nghị sự của Bắc Kinh nhưng căng thẳng gia tăng với Washington đã khiến Trung Quốc lo ngại ngày càng tăng khả năng Mỹ sử dụng đồng USD như một loại vũ khí kinh tế chống lại Trung Quốc.

Trung Quốc đã đẩy mạnh nỗ lực nhằm loại bỏ đồng bạc xanh trong thương mại quốc tế trong bối cảnh các quốc gia phương Tây tằng cường các lệnh trừng phạt sâu rộng nhằm vào Nga, một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu năng lượng lớn của thế giới.

Stephen Jen, Giám đốc điều hành quỹ phòng hộ Eurizon SLJ Capital có trụ sở tại London, nói với Bloomberg: “Bắc Kinh đang nỗ lực hết sức để đẩy mạnh vai trò đồng nhân dân tệ như một loại tiền tệ quốc tế nhằm chống lại những căng thẳng địa chính trị và tâm lý thù địch gần đây, đặc biệt là từ phía Mỹ”.

Ngay sau khi Trung Quốc thông báo kế hoạch kéo dài giờ giao dịch, đồng nhân dân tệ tăng lên mức mạnh nhất trong 4 tháng. Đồng tiền này đã tăng giá kể từ tháng 11, khi các nhà đầu tư toàn cầu đặt cược vào sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sau khi chính sách Zero-COVID của nước này được dỡ bỏ.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5

Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.

Bộ Ngoại giao cập nhật tình hình đàm phán thương mại Việt - Mỹ về thuế đối ứng Việt Nam-Hoa Kỳ đàm phán Hiệp định Thương mại đối ứng cấp Bộ trưởng

Trung Quốc giảm lãi suất cho vay lần đầu tiên trong 7 tháng

Trung Quốc ngày 20/5 đã cắt giảm 10 điểm cơ bản đối với các lãi suất cho vay chủ chốt, trong bối cảnh đồng NDT mạnh hơn và căng thẳng thương mại dịu bớt tạo điều kiện nới lỏng tiền tệ.

Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm

Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Mặc dù lợi nhuận giảm, chi nhánh Nhật Bản của Goldman Sachs vẫn là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng nước ngoài chốt sổ vào tháng 12/2024.

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm Goldman Sachs hạ dự báo giá dầu do lo ngại tăng trưởng kinh tế Mỹ