Trung Quốc thất thu ngân sách gần 900 tỷ USD do đại dịch

Làn sóng mới nhất của biến thể Omicron gây dịch COVID-19 và chính sách phong tỏa trên diện rộng kể từ giữa tháng Ba đã khiến nguồn thu ngân sách của Chính phủ Trung Quốc giảm mạnh.

Theo nhà kinh tế Ting Lu tại công ty tài chính Nomura (Nhật Bản), làn sóng mới nhất của biến thể Omicron gây dịch COVID-19 và chính sách phong tỏa trên diện rộng kể từ giữa tháng Ba đã khiến nguồn thu ngân sách của Chính phủ Trung Quốc giảm mạnh.

Nomura ước tính chính phủ thất thu khoảng 6.000 tỷ NDT (895,52 tỷ USD), trong đó, khoảng 2.500 tỷ NDT do chính sách hoàn thuế, sự suy yếu của hoạt động sản xuất và 3.500 tỷ NDT do thất thu từ bán bất động sản.

Các nhà phân tích của Nomura cho rằng phần lớn các biện pháp kích thích sắp tới mà Trung Quốc tiến hành có thể là tung ra trái phiếu chính phủ đặc biệt hoặc thúc đẩy chính sách cho vay của các ngân hàng chính sách để bù đắp khoảng trống ngân sách.

Số liệu kinh tế tháng Tư cho thấy tăng trưởng kinh tế giảm tốc do các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19. Thủ tướng Lý Khắc Cường cho biết trong một cuộc họp vào tuần trước rằng ở một số khía cạnh những khó khăn mà Trung Quốc đối mặt còn lớn hơn năm 2020.

Ngay cả trước khi dịch bệnh bùng phát trở lại, việc bán bất động sản, một nguồn thu đáng kể của chính quyền địa phương, đã giảm sau khi chính phủ siết chặt các quy định đối với các nhà phát triển bất động sản “ngập” trong nợ nần.

Bên cạnh đó, các chính quyền địa phương cũng chịu ảnh hưởng khi thực hiện các đợt cắt giảm và hoàn thuế mà chính phủ đã công bố để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Theo Nomura, sức ép ngày càng tăng đối với tăng trưởng kinh tế sẽ đòi hỏi nhiều hỗ trợ hơn từ các khoản nợ. Bộ Tài chính cho biết trong bốn tháng đầu năm, 8 trong số 31 khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đã chứng kiến sự sụt giảm nguồn thu tài chính. Năm 2021, Tây Tạng là khu vực cấp tỉnh duy nhất chứng kiến sự sụt giảm doanh thu tài chính.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế tại hãng quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc), cho biết điều quan trọng cần lưu ý là sự sụt giảm doanh thu tài khóa không chỉ xảy ra ở các thành phố bị phong tỏa.

Theo chuyên gia Zhang, nhiều thành phố không bùng phát dịch cũng bị ảnh hưởng, khi nền kinh tế của các thành phố này có mối liên hệ với những thành phố bị phong tỏa. Do đó, vấn đề không chỉ giới hạn ở một số ít thành phố, đó là một vấn đề quốc gia.

Kể từ tháng Ba, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát đợt bùng phát dịch COVID-19 tồi tệ nhất trong hai năm với lệnh phong tỏa tại nhiều thành phố trong đó có Thượng Hải và các vùng lân cận.

Thâm Quyến, trung tâm công nghệ phía Nam, đã công bố số liệu cho thấy nguồn thu ngân sách địa phương trong tháng Tư giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 25,53 tỷ NDT.

Chuyên gia Zhang nhấn mạnh các chính quyền địa phương phải đối mặt với sức ép tài khóa ngày càng lớn. Trước tình hình này, chính quyền trung ương có thể phải điều chỉnh lại ngân sách tài khóa và gia tăng nợ để hỗ trợ các chính quyền địa phương.

Susan Chu, quan chức cấp cao của hãng xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings, bày tỏ lo ngại thâm hụt nguồn thu ngày càng lớn đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng gánh nặng nợ trong tương lai và đây là một tín hiệu quan trọng cần theo dõi để đánh giá rủi ro.

Trong khi đó, nhà phân tích Jack Yuan, tại Moody’s Investors Service, dự kiến các khoản nợ công sẽ tiếp tục tăng trong năm nay do sức ép kinh tế gây ra. Theo nhà phân tích này, cần cân nhắc xem Trung Quốc sẽ quyết định cân bằng tăng trưởng kinh tế với mức nợ như thế nào trong năm nay.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria