Trung Quốc: Chính sách "không COVID" tạo bong bóng tăng trưởng

Chính sách "Không COVID" của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều hoạt động kinh tế, nhưng đã tạo ra bong bóng tăng trưởng trong các lĩnh vực y tế, công nghệ và xây dựng.

Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu chi trên 52 tỷ USD trong năm nay cho việc xét nghiệm, các cơ sở y tế mới, thiết bị giám sát và các biện pháp chống dịch khác. Theo các nhà phân tích, khoản chi này sẽ làm lợi cho 3.000 công ty.

Trung Quốc đặt mục tiêu cứ 15 phút đi bộ lại có một cơ sở xét nghiệm COVID ở các thành phố lớn và tiếp tục thực hiện xét nghiện diện rộng khi có dấu hiệu dù là nhỏ nhất của việc bùng phát dịch. Công ty chứng khoán Pacific Securities có trụ sở tại Hong Kong (Trung Quốc) ước tính điều này sẽ tạo ra một thị trường trị giá trên 15 tỷ USD một năm cho các nhà sản xuất và các nhà cung cấp bộ xét nghiệm.

Dù giá bộ xét nghiệm đã giảm kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm 2020, xuống 50 xu Mỹ/bộ, nhu cầu xét nghiệm đã làm lợi cho một số công ty. Lợi nhuận quý I của Dian Diagnostics Group Co Ltd, một trong những công ty sản xuất bộ xét nghiệm lớn nhất của Trung Quốc, tăng hơn gấp đôi. Doanh thu tăng hơn 60%, lên 690 triệu USD, với gần một nửa là nhờ dịch vụ xét nghiệm.

Hàng chục nhà sản xuất camera giám sát và đo nhiệt độ như Wuhan Guide Infrared Co Ltd và Hangzhou Hikvision Digital Technology Co Ltd đã được hưởng lợi từ nhu cầu thiết bị của chính phủ để duy trì việc giám sát 1,4 tỷ dân.

Wuhan Guide, một trong những nhà sản xuất thiết bị đo nhiệt độ hàng đầu thế giới, chứng kiến doanh thu năm 2020 tăng gấp đôi, khi phải tăng ca để cung cấp camera phát hiện sốt tại Trung Quốc và nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng đi ngang trong năm ngoái, nhưng các nhà phân tích cho rằng sẽ tăng tốc trở lại trong năm nay và năm tới.

Quảng cáo

Theo cơ sở dữ liệu trong nước và quốc tế, dịch đã thúc đẩy quá trình đổi mới. Kể từ tháng Ba, các công ty và các viện nghiên cứu đã nộp ít nhất 50 bằng sáng chế liên quan đến COVID-19.

Các sáng chế chủ yếu liên quan đến việc sử dụng các camera và nền tảng giám sát nhằm theo dõi các tiếp xúc gần và phát hiện ca dương tính.

Trong khi đó, nhu cầu khẩn cấp về hàng trăm bệnh viện mới đã tạo ra sự bùng nổ của một số công ty xây dựng.

Tập đoàn xây dựng, chế tạo và bất động sản China Railway Group Ltd đã xây dựng các bệnh viện dã chiến trên khắp Trung Quốc trong năm nay và đặc biệt là ở các khu vực mà dịch nghiêm trọng như Thượng Hải và Trường Xuân.

Lợi nhuận của tập đoàn tăng mạnh trong hai năm qua, ít nhất một phần là nhờ các dự án liên quan đến COVID-19 và các nhà phân tích nhận định điều này sẽ tiếp tục trong vài năm tới.

Một nhà phân tích ước tính khoảng 300 bệnh viện dã chiến đã được xây dựng tại Trung Quốc trong 35 ngày giữa tháng Ba và tháng Tư, khi số ca nhiễm tăng vọt, với kinh phí trên 4 tỷ USD.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro