Trung Quốc tập trung nhiều tỷ phú nhất thế giới

Trong năm vừa qua, những người giàu nhất thế giới mất khoảng 10% tài sản do thị trường chứng khoán giảm điểm sâu và căng thẳng Nga – Ukraine.

Ảnh: LATimes
Ảnh: LATimes

Trung Quốc vẫn giữ được vị thế là nơi tập trung phần lớn tỷ phú của thế giới trong năm ngoái. Tuy nhiên cũng trong chính trong năm vừa qua, những người giàu nhất thế giới mất khoảng 10% tài sản do thị trường chứng khoán giảm điểm sâu và căng thẳng Nga – Ukraine, theo báo cáo mới được công bố bởi JDYD Liquor-Hurun.

JDYD Liquor-Hurun mới đây đã công bố xếp hạng người giàu năm 2023, theo đó, số lượng tỷ phú trên khắp thế giới giảm 269 xuống còn 3.112 người trên toàn cầu, Trung Quốc chiếm phần lớn trong toàn bộ tỷ phú thế giới.

Tính chung, tài sản của người giàu Trung Quốc giảm khoảng 15%, 164 người Trung Quốc không còn được xếp vào nhóm tỷ phú nữa nhưng hiện vẫn còn 969 người Trung Quốc trong danh sách này. Số lượng tỷ phú tại Trung Quốc như vậy cao nhất trên thế giới, sau đó đến Mỹ với 691 tỷ phú, báo cáo nhấn mạnh. Ấn Độ đứng thứ 3 với 187 tỷ phú còn Đức vượt qua Anh và đứng vị trí thứ 4 toàn cầu với 144 tỷ phú.

Tài sản của tỷ phú tại châu Á ước tính khoảng 13,7 nghìn tỷ USD chiếm khoảng 2/3 tổng tài sản của các tỷ phú trên toàn cầu. Chỉ chưa đến 10% của con số này được nắm giữ bởi 10 người giàu nhất trên thế giới.

“Việc điều chỉnh lãi suất, sự lên giá của đồng USD, sự phình to của bong bóng công nghệ có nguyên nhân từ COVID-19 cũng như ảnh hưởng từ căng thẳng Nga – Ukraine, tất cả những yếu tố này không khỏi gây tổn hại đến các thị trường chứng khoán”, trưởng bộ phận nghiên cứu kiêm chủ tịch tổ chức nghiên cứu Hurun Report chuyên nghiên cứu và phân tích xếp hạng người giàu tại Trung Quốc cũng như khắp thế giới – ông Rupert Hoogewerf phân tích.

Quảng cáo

Đứng đầu danh sách người giàu của thế giới CEO hãng kinh doanh các sản phẩm xa xỉ LVMH – ông Bernard Arnault. Ông Bernard Arnault đã vượt qua nhà sáng lập Tesla – ông Elon Musk để trở thành người giàu nhất thế giới với tổng tài sản 202 tỷ USD.

Người giàu nhất Trung Quốc là ông Zhong Shanshan, nhà sáng lập công ty đồ uống Nongfu Spring, đồng thời là chủ sở hữu chính của một doanh nghiệp dược phẩm với tổng tài sản ước tính 69 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng người giàu toàn cầu, ông đứng ở vị trí thứ 15.

Các tỷ phú công nghệ “thất thế” trong bảng xếp hạng người giàu. Tài sản của nhà sáng lập của Amazon, ông Jeff Bezos, giảm đến 70 tỷ. Tài sản của 2 tỷ phú sáng lập Google giảm khoảng 85 tỷ USD. Tỷ phú Elon Musk mất vị trí người giàu nhất thế giới sau khi bán ra 23 tỷ USD cổ phiếu Tesla để mua lại Twitter.

Các tỷ phú kinh doanh ngành hàng hóa tiêu dùng có sự tăng trưởng về tài sản cao kỷ lục trong năm ngoái. 3/10 người giàu nhất thế giới kiếm tiền từ kinh doanh hàng hóa xa xỉ. Tỷ phú trong ngành hàng hóa tiêu dùng có tổng tài sản tăng trưởng ước tính khoảng 17% và chiếm phần lớn trong nhóm người giàu nhất thế giới.

Nhà sáng lập tập đoàn đa quốc gia Adani, ông Gautam Adani, sụt 11 bậc trong bảng xếp hạng người giàu của thế giới bởi tài sản của ông giảm đến 35%. Số liệu về tài sản của người giàu thế giới được tính toán dựa trên các số liệu tính đến ngày 16/1/2023. Tài sản của ông Adani giảm 28 tỷ USD trong năm ngoái, trước khi cổ phiếu tập đoàn Adani bị bán mạnh bởi những cáo buộc gian lận kế toán và thao túng giá cổ phiếu.

Tại Trung Quốc, tài sản của tỷ phú Huang Zheng – nhà sáng lập của trang web đặt hàng trực tuyến Pinduoduo tăng trưởng ấn tượng đến 63% lên ước tính khoảng 31 tỷ USD trong năm mà giới chức Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại cứng rắn để phòng ngừa COVID-19.

Cũng theo báo cáo này, New York đã vượt qua Thượng Hải để trở thành thành phố được các tỷ phú yêu thích thứ hai trên thế giới, Bắc Kinh vẫn đứng ở vị trí thứ nhất.

Theo Lao động Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua