Tăng trưởng mức lương người lao động trong nhóm nền kinh tế phát triển đang đi ngang hoặc thậm chí giảm. Đối với các ngân hàng trung ương, thông tin này có thể coi như thông tin tốt: Hiện đang không có dấu hiệu về vòng xoáy khi mà mức lương cao đẩy giá cả tăng cao hơn, và tiếp đến mức lương lại tiếp tục tăng. Như vậy, hoàn toàn có khả năng lạm phát có thể giảm mà không cần phải để thất nghiệp tăng lên, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.
Đối với người lao động, tuy nhiên diễn biến mới kém lạc quan hơn. Mức lương trong năm ngoái tăng nhanh hơn so với hai năm trước, tuy nhiên không có mức tăng tương đương như các nền kinh tế phát triển, theo dự báo của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO).
Sức mua của người lao động, tức là mức lương đã điều chỉnh lạm phát, trong năm ngoái thấp hơn so với năm 2019 trước đại dịch COVID-19. Bất chấp nhu cầu với người lao động tăng lên và tỷ lệ lạm phát siêu thấp, tỷ lệ của lao động trong tổng sản lượng kinh tế tại các nền kinh tế phát triển thấp.
Tại Mỹ, tăng trưởng mức lương doanh nghiệp, tức là đã điều chỉnh với lạm phát, đã chững lại đáng kể tính từ cuối năm ngoái, theo nhiều tính toán, thống kê.
Mức lương trung bình theo giờ với người lao động trong doanh nghiệp tư nhân các ngành phi nông nghiệp trong 12 tháng tính đến tháng 1/2023 tăng 4,4%, giảm đáng kể so với mức tăng 5,6% của tháng 3/2022 và thấp hơn mức tăng 6,4% trong vòng 1 năm tính đến tháng 1/2023.
Tại châu Âu, tăng trưởng mức lương trung bình tại 6 quốc gia trên thế giới giảm xuống còn 4,9% trong tháng 12/2022 từ mức 5,2% của tháng 11/2022, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Ireland và công ty tuyển dụng Indeed chuyên theo dõi mức lương của hàng triệu việc làm được đăng tuyển trực tuyến. Lạm phát tại khu vực đồng tiền chung châu Âu chốt lại năm nay ở mức 9,2%.
Người đứng đầu Ngân hàng Trung ương Canada, ông Tiff Macklem, nhấn mạnh đến việc tăng trưởng mức lương hạ nhiệt nhằm giải thích cho quyết định của ngân hàng trong việc hoãn nâng lãi suất sau khi điều chỉnh lãi suất chủ chốt lên ngưỡng 4,5% - cao nhất trong 15 năm.
“Tăng trưởng mức lương hiện đang duy trì trong ngưỡng từ 4 đến 5% và dường như vẫn đi ngang trong ngưỡng đó. Rủi ro vòng xoáy lương – giá đã giảm đi”, ông Macklem nói.
Các chuyên gia kinh tế đã luôn nhấn mạnh rằng tăng trưởng mức lương thường có độ trễ chứ không phải kéo theo lạm phát tăng, giới chủ điều chỉnh kỳ vọng trả lương theo mức giá mà họ đã phải trải nghiệm.
Kết quả, việc mức lương được điều chỉnh tăng ở hiện tại có thể phản ánh có độ trễ cho việc lạm phát lập đỉnh trong mùa hè và mùa thu vừa rồi tại nhiều nền kinh tế phát triển như Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và từ đó đến nay đã giảm khi mà giá năng lượng đi xuống và áp lực chuỗi cung ứng hạ nhiệt.
Tại sao ngay từ ban đầu mức lương không theo kịp lạm phát? Một lý do chính là mức lương thường không thay đổi nhiều, thay đổi tương đối chậm và trì trệ qua năm tháng, trong khi đó giá cả thường thay đổi nhanh. Nhiều doanh nghiệp có thể thận trọng với việc tăng lương bởi việc giảm lương sẽ hoàn toàn không tốt về mặt đạo đức.
Giờ đây, tăng trưởng kinh tế chững lại và rủi ro sa thải người lao động có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người lao động, theo chuyên gia kinh tế thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) – ông Andrea Garneno. Các liên đoàn lao động tại châu Âu đã ngày một lo lắng hơn về an ninh việc làm hơn mức lương.
Nhu cầu về mức lương cao hơn của người lao động hợp lý một phần bởi thu nhập của họ được hỗ trợ bởi trợ cấp của chính phủ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng, thống đốc Ngân hàng Trung ương Ireland – ông Gabriel Makhlouf nói. Cũng theo ông Makhlouf, người ta hiểu rằng mọi chuyện hoàn toàn có thể tệ hơn nếu họ đòi hỏi về mức lương không phù hợp.
Nhìn chung, số lượng người lao động sau khi giảm trong những tháng đầu của đại dịch COVID-19, hiện đang hồi phục tại nhiều nền kinh tế phát triển.
Nhiều người lao động từng rời khỏi lực lượng lao động trong thời kỳ đại dịch COVID-19 hiện đang được kéo trở lại khi mà nguồn tiền tiết kiệm trong đại dịch giảm đi và chịu ảnh hưởng bởi lạm phát.
Ước tính gần 83% người Mỹ trong độ tuổi từ 25-54 hiện đang làm việc hoặc đang tích cực tìm kiếm công việc, tương đương với tỷ lệ trước đại dịch COVID-19, theo Bộ Lao động Mỹ.
Trong khi đó, ước tính khoảng 86,5% người châu Âu trong độ tuổi từ 25-54 cũng đang có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm, cao hơn 1 điểm phần trăm so với trước đại dịch COVID-19.