Người giàu thế giới đua gom bất động sản khi thị trường đi xuống

Dù là tỷ phú ngành may mặc hay công nghệ, bất động sản luôn là loại hình tài sản được những người giàu ưa chuộng.

Ảnh: US News
Ảnh: US News

Nhà sáng lập của Zara và cũng là người giàu nhất Tây Ban Nha – ông Amancio Ortega đã gia tăng danh mục bất động sản thương mại trong năm ngoái, ông đã mua thêm ít nhất 10 bất động sản tại khu vực Bắc Mỹ và Anh với tổng số tiền ước tính khoảng hơn 2 tỷ USD.

Một số cá nhân siêu giàu và các quỹ đầu tư của họ hiện vẫn đang chủ yếu tập trung vào các loại tài sản thuộc nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 cũng như tác động nặng nề từ việc làm việc từ xa, theo báo cáo năm 2023 của Knight Frank.

Điều này khác biệt hoàn toàn với nhóm các nhà đầu tư tổ chức, những người đã giảm tỷ trọng nắm giữ trong thị trường quy mô 1,1 nghìn tỷ USD của văn phòng, các điểm vận tải và cho thuê nhà ở khi mà tỷ lệ vỡ nợ tăng lên do lãi suất cao hơn trong bối cảnh tiền tệ dễ dãi.

Những cá nhân giàu có, văn phòng của các doanh nghiệp gia đình và nhiều doanh nghiệp tận dụng việc tỷ lệ vay nợ thấp và triển vọng năng lực đầu tư dồi dào để chi ra 455 tỷ USD trong năm ngoái vào bất động sản thương mại. Họ không phải nhóm mua mạnh nhất trong ngành bất động sản, cũng theo số liệu từ Knight Frank vào ngày thứ Tư.

Dù vậy tổng lượng đầu tư của người giàu thế giới vào bất động sản giảm ước tính khoảng 8% so với khoảng thời gian 12 tháng trước, khi đó nhu cầu dồn nén trong thời kỳ đại dịch COVID-19 đã đẩy chi tiêu vào lĩnh vực bất động sản lên ngưỡng cao kỷ lục. Khối lượng đầu tư của các nhà đầu tư tổ chức giảm 28% trong cùng khoảng thời gian trên.

Những con số mới nhất cho thấy triển vọng đầu tư dài hạn của giới siêu giàu trên thế giới và việc họ cố gắng đa dạng hóa tài sản nắm giữ thông qua bất động sản như thế nào, việc bán trái phiếu thế chấp thương mại hiện đang suy giảm nghiêm trọng khi mà lãi suất cao gây tổn hại đến khối lượng tín dụng.

Ông Ortega năm nay 86 tuổi, ông sở hữu 5 khu vực vận tải tại Mỹ với trị giá ước tính khoảng 700 triệu USD tính đến tháng 9/2022. Ông đã mua lại tòa nhà chọc trời siêu sang ở Seattle vào tháng 12/2022 với giá ước tính khoảng 300 triệu USD sau khi trước đó mua lại tòa nhà văn phòng của Amazon.com tại thành phố này.

Quảng cáo

Đại diện của văn phòng ông Ortega đã từ chối bình luận thông tin này. Ông Ortega hiện có tài sản ước tính khoảng 63,5 tỷ USD, theo tính toán của chỉ số tỷ phú Bloomberg Billionaires. Tài sản của ông có được chủ yếu nhờ vào cổ phần mà ông đang nắm giữ tại công ty Inditex chủ sở hữu của Zara.

Nhà đồng sáng lập của tập đoàn Alibaba, ông Joe Tsai, trong năm ngoái cũng đã mua lại cổ phần trực tiếp của khoảng 6 khách sạn 5 sao khắp Tây Ban Nha thông qua văn phòng riêng của mình có tên Blue Pool Capital.

Trong năm 2022, những nhà đầu tư cá nhân chủ yếu tập trung vào các bất động sản cho thuê trong lĩnh vực bất động sản thương mại. Họ phân bổ phần lớn vốn vào Mỹ nơi mà New York vẫn là trung tâm của những thương vụ bất động sản trị giá từ 25 triệu USD trở lên.

New York cũng đứng đầu danh sách các thành phố xét đến mức tiền chi tiêu vào bất động sản thương mại từ nhà đầu tư cá nhân nội địa trong năm 2022, trong khi đó, London đón nhận lượng vốn lớn nhất từ nhà đầu tư nước ngoài.

Theo CafeLand dẫn nguồn tin từ Savills, Singapore là một trong năm thị trường bất động sản hàng đầu thế giới, được biết đến với sự phát triển cao cấp và đắt giá khi một căn hộ penthouse tại trung tâm có giá lên đến hàng chục triệu đô la. Giới nhà giàu, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang săn tìm các bất động sản hạng sang tại đảo quốc này.

Tháng 9 vừa qua, Sean Shi, một trong bốn người đồng sáng lập chuỗi nhà hàng lẩu lớn nhất Trung Quốc, Haidilao International Holding, đã trả 50 triệu đô la Singapore (35 triệu USD) cho một bungalow hạng sang ở khu vực đắc địa gần Vườn bách thảo Singapore. Đây là căn bungalow thứ ba được mua bởi những người đồng sáng lập Haidilao và thành viên gia đình họ.

Trước đó vào tháng 8, một gia đình kinh doanh thực phẩm người Đài Loan cũng đã chấp nhận chi 216 triệu USD để mua một bất động sản cao cấp tại đảo quốc sư tử.

Tại Hồng Kông, để sở hữu một căn nhà mặt phố tầm nhìn hướng ra “nóc nhà” The Peak, người mua phải bỏ ra đến 48 triệu USD. Bất chấp giá cả đắt đỏ và các bất ổn gần đây, giới tài phiệt vẫn đua nhau sở hữu bất động sản tại xứ Cảng Thơm.

Tại Việt Nam, những nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ châu Á như Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc đại lục, đang tăng cường vốn đầu tư vào thị trường bất động sản, nhằm tận dụng lợi thế về giá cả tương đối cạnh tranh khi so sánh Việt Nam với các quốc gia còn lại trong khu vực châu Á.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria