Trung Quốc phản đối việc Mỹ siết chặt xuất khẩu chip bán dẫn

Theo Tân Hoa xã, ngày 10/10, một người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố chính phủ nước này kiên quyết phản đối quy định mới của Mỹ về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn sang Trung Quốc.

Theo người phát ngôn trên, 9 thực thể Trung Quốc đã được xóa tên khỏi danh sách chưa được xác minh, chứng tỏ rằng hai nước có thể tìm những giải pháp sẽ có lợi cho các doanh nghiệp của hai bên. Tuy nhiên, quan chức này lưu ý Mỹ đã thêm 31 thực thể Trung Quốc vào danh sách và tiếp tục tăng cường biện pháp kiểm soát xuất khẩu trong ngành bán dẫn và những lĩnh vực khác.

Quảng cáo

Người phát ngôn Bộ Thương mại nhấn mạnh những động thái mới của Mỹ vi phạm tinh thần hợp tác giữa hai bên, gây tổn hại các quyền lợi của doanh nghiệp Trung Quốc cũng như lợi ích thương mại của các nhà xuất khẩu Mỹ. Quan chức này kêu gọi tất cả các bên tăng cường hợp tác và cùng xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu an toàn, ổn định và hiệu quả.

Ngày 7/10 vừa qua, Mỹ đã bổ sung 31 công ty Trung Quốc, trong đó có nhà sản xuất chip YMTC Yangtze Memory Technologies Co, vào danh sách các công ty mà giới chức Mỹ không thể kiểm tra để xác minh xem các công ty này có thể tin tưởng được trong việc quản lý một cách có trách nhiệm các công nghệ xuất khẩu nhạy cảm. Các công ty này có thể bị đưa vào danh sách đen trừng phạt kinh tế của Bộ Thương mại Mỹ.

Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố quy định mới về kiểm soát xuất khẩu chip và thiết bị bán dẫn nhằm hạn chế khả năng mua và sản xuất chip cao cấp của Trung Quốc. Quy định mới bao gồm hạn chế xuất khẩu một số loại chip sử dụng trong lĩnh vực siêu máy tính và siết chặt các quy định về bán thiết bị bán dẫn. Một số chuyên gia cho rằng quy định mới của Mỹ cũng có thể ảnh hưởng đến các trung tâm dữ liệu thương mại của những “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc.

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025