Trung Quốc nắm trong tay 1 "chìa khóa" quan trọng, đủ chi phối ngành công nghiệp hơn 300 tỷ USD vào năm 2025

Trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động, Trung Quốc lại nắm giữ “át chủ bài” giúp “giữ vững” một ngành công nghiệp hàng trăm tỷ USD.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
Trung Quốc nắm trong tay 1 "chìa khóa" quan trọng, đủ chi phối ngành công nghiệp hơn 300 tỷ USD vào năm 2025

“Chìa khóa” của Trung Quốc trong ngành công nghiệp xa xỉ

Tại thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), công ty thời trang cao cấp Mytheresa vừa tổ chức một buổi giới thiệu sản phẩm độc quyền.

Điều đáng nói, những người tham dự sự kiện này hầu hết đều ở độ tuổi 1990 trở đi. Theo ước tính của PwC, khách hàng Trung Quốc là những người có ảnh hưởng hàng đầu thế giới, chiếm khoảng 1/5 thị trường xa xỉ toàn cầu - ngành công nghiệp trị giá khoảng 325,4 tỷ USD.

Trung bình, khách hàng mua đồ xa xỉ tại quốc gia này ở độ tuổi 29 - trẻ hơn 5 tuổi so với các khu vực khác và chi khoảng 800 USD mỗi tuần (18 triệu/tuần), theo thông tin do Farfetch Ltd cung cấp.

PwC cũng ước tính rằng thế hệ Z của Trung Quốc - những khách hàng chi tiêu “mạnh tay” sẽ đưa nước này trở thành thị trường đồ xa xỉ hàng đầu thế giới vào năm 2025 - đủ để soán ngôi cả Mỹ và châu Âu.

Mặc dù điều này sẽ khiến các thương hiệu nước ngoài “chạy đua” để giành lấy thị phần béo bở tại Trung Quốc nhưng họ cũng phải đối mặt với rủi ro đến từ các khách hàng trẻ tuổi. Ví dụ, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên nước này đang gia tăng.

Đánh giá về thị trường, Judy Liu, người đứng đầu khu vực Trung Quốc của nền tảng bán lẻ hàng xa xỉ Farfetch cho biết: “Sau đại dịch, khách hàng Trung Quốc bắt đầu coi trọng dịch vụ và trải nghiệm được cá nhân hóa hơn bao giờ hết. Họ trẻ hơn, có khả năng chi tiêu cao hơn nhưng cũng là nhóm khách hàng rất kỹ tính”.

Trung Quốc - một thị trường “béo bở”

Các thương hiệu hàng đầu thế giới đang mở rộng quy mô để thu hút những khách hàng trẻ tuổi tiềm năng tại Trung Quốc. Gã khổng lồ ngành xa xỉ LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE cũng đang tập trung nguồn lực vào quốc gia này.

Trong vài năm gần đây, Hermes International đã mở thêm các cửa hàng mới hoặc cải tạo mặt tiền những địa điểm cũ để thu hút khách hàng. Công ty thời trang cao cấp Mytheresa cũng đã thành lập văn phòng châu Á đầu tiên tại Thượng Hải vào mùa hè năm ngoái.

Nhiều thương hiệu xa xỉ nước ngoài cũng đang tăng cường những hoạt động khác nhằm tiếp cận giới trẻ Trung Quốc - một thế hệ “sống cùng internet”.

Theo Bloomberg, vào năm ngoái, buổi phát trực tiếp của LVMH về bộ sưu tập thời trang tại đất nước tỷ dân đã thu hút 270 triệu lượt xem.

Nhóm người Trung Quốc sinh từ năm 1995 - được ước tính sẽ có tổng chi tiêu tăng gấp 4 lần (từ năm 2019) lên 16 nghìn tỷ NDT (2,3 nghìn tỷ USD) vào năm 2035, theo dữ liệu của China Renaissance.

Tuy nhiên, ngay cả giới trẻ siêu giàu cũng không thể hoàn toàn “tách khỏi” kinh tế quốc gia - nơi có tỷ lệ thất nghiệp tăng và triển vọng việc làm “bấp bênh”.

Ji Zhengyang, một sinh viên 22 tuổi ở Trùng Khánh cho biết anh từng chi hơn 100.000 NDT mỗi năm (hơn 332 triệu đồng/năm) - thường là ở thẻ tín dụng của cha để mua các sản phẩm xa xỉ.

Hiện tại, dù vẫn được gia đình hỗ trợ tài chính, anh cho biết bản thân cũng đã cắt giảm mạnh chi tiêu trong năm vừa qua. Ngoài ra anh đang đầu tư vào đồng hồ.

“Tôi vẫn sẽ chi tiêu cho những mặt hàng xa xỉ khi tôi thực sự tìm thấy thứ gì đó phù hợp với mình. Tuy nhiên tôi không còn mua tràn lan nữa khi thấy thị trường việc làm trở nên khó khăn”.

Dù vậy, ngành công nghiệp hàng xa xỉ vẫn lạc quan rằng, khách hàng trẻ tuổi và giàu có của Trung Quốc vẫn sẽ “vượt qua” bất kỳ cơn bão kinh tế nào.

Michael Kliger, giám đốc điều hành của Mytheresa cho biết: “Các khách hàng top đầu vẫn gia tăng nhanh chóng trong các quý trước và cũng chi tiêu nhiều hơn. Khoảng cách giữa họ và các khách hàng bình thường ngày càng xa”.

Theo Nhịp sống thị trường

Đọc tiếp

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE