Trung Quốc mạnh mẽ phát đi thông điệp nới kiểm soát doanh nghiệp công nghệ

Sau khi kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng 6/2023, giới chức Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường mới đây đã có cuộc gặp với nhà điều hành cấp cao của nhiều doanh nghiệp công nghệ lớn nhất Trung Quốc trong đó có bao gồm Alibaba và ByteDance, đây là dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang giảm dần sự kiểm soát với ngành này trong bối cảnh kinh tế yếu đi, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Cuộc gặp với Thủ tướng Trung Quốc lần này có sự góp mặt của đại diện đến từ nhiều doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Trung Quốc ví như nền tảng vận chuyển thực phẩm trực tuyến Meituan, Xiaohongshu Technology, JD.com hay nền tảng mua sắm giá rẻ PDD Holdings.

Ông Lý hối thúc chính quyền các địa phương hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp Internet Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế thực thông qua hoạt động đổi mới sáng tạo. Ông cũng cam kết tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng, giảm chi phí cho doanh nghiệp nhằm hỗ trợ cho sự phát triển của kinh tế nền tảng.

Sau khi kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng trong tháng 6/2023, giới chức Trung Quốc đã cố gắng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Sản xuất Trung Quốc sụt giảm tăng trưởng trong tháng 6/2023, xuất khẩu nhiều loại hàng hóa chủ chốt đi xuống, tiêu dùng người dân yếu.

Những ngày gần đây, chính phủ Trung Quốc đã không ngừng hỗ trợ cho nền kinh tế mà không sử dụng đến các gói hỗ trợ quy mô quá lớn. Giới chức Trung Quốc hối thúc các ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bất động sản nhằm hỗ trợ cho thị trường bất động sản. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi mở cửa nền kinh tế nhằm tập trung vào hợp tác với nước ngoài thông qua thương mại và đầu tư.

Nhà đầu tư trên các thị trường khắp thế giới đã không ngừng quan tâm đến quan điểm của giới chức Trung Quốc với doanh nghiệp tư nhân.

Việc giới chức Trung Quốc siết chặt kiểm soát với ngành công nghệ Trung Quốc đã bắt đầu sau khi nhà sáng lập ra Alibaba, ông Jack Ma, đã chỉ trích cách kiểm soát ngành tài chính Trung Quốc vào năm 2020.

Ngay sau đó, tập đoàn tài chính Ant đã bị ngưng đợt IPO rất được thị trường quốc tế chờ đợi. Giá trị của Ant từ trước khi bị hoãn IPO là 315 tỷ USD sau đó giảm xuống còn 78,5 tỷ USD. Tập đoàn Alibaba sau đó đã chia tách thành 6 đơn vị kinh doanh trong nỗ lực khôi phục lại tăng trưởng kinh tế.

Quảng cáo

Gần đây, giới chức Trung Quốc đã phát đi thông điệp rõ ràng về việc ngừng kiểm soát các doanh nghiệp công nghệ lớn nhằm hỗ trợ cho quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Năm nay từng được kỳ vọng là năm tốt của kinh tế Trung Quốc sau khi giới chức nước này gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và được nhiều người kỳ vọng sẽ mang đến “cú huých” quan trọng cho kinh tế toàn cầu, tuy nhiên sau đó, thực tế không được như kỳ vọng. Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Tiêu dùng người dân chững lại, thị trường bất động sản u ám, xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn ở ngưỡng cao, thất nghiệp trong thanh niên cao và nợ của chính quyền các tỉnh cao, đó là những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt. Tác động của những yếu tố trên nhiều khả năng sẽ rõ ràng đối với nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, từ giá hàng hóa cho đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Giới chức Trung Quốc giờ đây cũng chưa thể đưa ra nhiều biện pháp rõ ràng nhằm giải quyết vấn đề. Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.

Số liệu về mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc chính thức khoảng 5% trong năm nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, con số 5% dường như vẫn quá tốt. Tuy nhiên, cũng phải xét đến thực tế rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại ngăn dịch COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2022, chính vì vậy hiệu ứng nền so sánh thấp.

Còn nếu loại bỏ đi yếu tố nói trên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng gần 3%, chỉ bằng nửa so với tốc độ trước đại dịch COVID-19, theo tính toán của Bloomberg Economics.

Trong tháng 6/2023, lạm phát giá cả sản xuất tại các nhà máy giảm sâu không khỏi khiến nhiều người dự báo về rủi ro giảm phát, đó là vòng xoáy tệ hại gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế.

Rất nhiều việc làm và sản xuất trên thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc bởi đây là thị trường tiêu thụ cũng như địa điểm sản xuất lớn của thế giới. IMF dự báo Trung Quốc sẽ là nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ này ước tính khoảng 22,6%, gấp đôi so với Mỹ.

Một phương thức quan trọng mà việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên khắp thế giới chính là thông qua hoạt động thương mại và các hoạt động xuất khẩu khoáng chất đến nhiều nước, ví như Brazil hay Australia đặc biệt dễ chịu tác động từ các chu kỳ phát triển và suy giảm của bất động sản Trung Quốc.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên