Phân tích sự suy giảm của kinh tế Trung Quốc và tác động đến toàn cầu

Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.

Năm nay từng được kỳ vọng là năm tốt của kinh tế Trung Quốc sau khi giới chức nước này gỡ bỏ các biện pháp phong tỏa để ngăn đại dịch COVID-19, các hoạt động kinh tế Trung Quốc phát triển mạnh và được nhiều người kỳ vọng sẽ mang đến “cú huých” quan trọng cho kinh tế toàn cầu, tuy nhiên sau đó, thực tế không được như kỳ vọng. Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng trên toàn cầu, theo nội dung bài báo mới được Bloomberg đăng tải.

Tiêu dùng người dân chững lại, thị trường bất động sản u ám, xuất khẩu suy giảm trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ vẫn ở ngưỡng cao, thất nghiệp trong thanh niên cao và nợ của chính quyền các tỉnh cao, đó là những vấn đề mà kinh tế Trung Quốc hiện đang đối mặt. Tác động của những yếu tố trên nhiều khả năng sẽ rõ ràng đối với nhiều lĩnh vực trên toàn cầu, từ giá hàng hóa cho đến thị trường chứng khoán trong thời gian tới.

Giới chức Trung Quốc giờ đây cũng chưa thể đưa ra nhiều biện pháp rõ ràng nhằm giải quyết vấn đề. Không ít chuyên gia hiện đang lo ngại về khả năng kinh tế Trung Quốc có thể hướng đến khoảng thời gian suy giảm tệ hại kéo dài giống kiểu Nhật suốt 3 thập kỷ vừa qua.

Thực trạng kinh tế Trung Quốc

Số liệu về mục tiêu tăng trưởng GDP của Trung Quốc chính thức khoảng 5% trong năm nay. Trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 2,8% trong năm 2023, con số 5% dường như vẫn quá tốt. Tuy nhiên, cũng phải xét đến thực tế rằng Trung Quốc áp dụng biện pháp hạn chế đi lại ngăn dịch COVID-19 trong phần lớn thời gian của năm 2022, chính vì vậy hiệu ứng nền so sánh thấp.

Còn nếu loại bỏ đi yếu tố nói trên, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng khoảng gần 3%, chỉ bằng nửa so với tốc độ trước đại dịch COVID-19, theo tính toán của Bloomberg Economics. Trong tháng 6/2023, lạm phát giá cả sản xuất tại các nhà máy giảm sâu không khỏi khiến nhiều người dự báo về rủi ro giảm phát, đó là vòng xoáy tệ hại gây tổn hại nặng nề đến nền kinh tế.

Sự chững lại của kinh tế Trung Quốc và ảnh hưởng đến thế giới

Quảng cáo

Rất nhiều việc làm và sản xuất trên thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc bởi đây là thị trường tiêu thụ cũng như địa điểm sản xuất lớn của thế giới. IMF dự báo Trung Quốc sẽ là nước đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong vòng 5 năm tới, tỷ lệ này ước tính khoảng 22,6%, gấp đôi so với Mỹ.

Một phương thức quan trọng mà việc kinh tế Trung Quốc tăng trưởng mạnh ảnh hưởng đến doanh nghiệp trên khắp thế giới chính là thông qua hoạt động thương mại và các hoạt động xuất khẩu khoáng chất đến nhiều nước, ví như Brazil hay Australia đặc biệt dễ chịu tác động từ các chu kỳ phát triển và suy giảm của bất động sản Trung Quốc.

Trong năm nay, giá của nhiều loại hàng hóa chủ chốt trong đó có bao gồm thép thanh và quặng sắt đồng loạt giảm khi mà nhu cầu tại đất nước tiêu thụ nhiều kim loại nhất thế giới không tăng mạnh như kỳ vọng của giới đầu tư. Tình trạng suy giảm này đang ảnh hưởng đến các doanh nghiệp xuất khẩu nhiều loại hàng hóa công nghệ cao. Có thể kể đến việc nhiều nước xuất khẩu lớn của thế giới như Hàn Quốc đang chứng kiến tình trạng suy giảm đến 2 con số trong nửa đầu năm nay.

Sau nhiều năm hạn chế đi lại do COVID-19, nhiều người Trung Quốc vẫn chưa nối lại việc đi ra nước ngoài bởi thu nhập và niềm tin việc làm của họ vẫn thấp, thực tế này không khỏi ảnh hưởng đến nhiều nước có nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch. Khi mà rủi ro có thêm các đợt nâng lãi suất khác không khỏi đe dọa đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái, nhiều chuyên gia kinh tế đang không loại trừ khả năng cả hai cỗ máy kinh tế của thế giới có thể cùng suy giảm, chính vì vậy ảnh hưởng đến khắp thế giới sẽ ngày một tồi tệ hơn.

Nguyên nhân kinh tế Trung Quốc gặp khó

Nền kinh tế quy mô 18 nghìn tỷ USD của Trung Quốc đã gặp khó trong nhiều lĩnh vực. Số liệu công bố vào cuối tháng 6/2023 cho thấy sản xuất Trung Quốc lại suy giảm tăng trưởng. Xuất khẩu, một yếu tố quan trọng từng làm “bệ đỡ” cho kinh tế Trung Quốc trong thời kỳ đại dịch COVID-19 khi mà các nhà máy của Trung Quốc cố gắng hoàn thành các đơn hàng cho Mỹ và châu Âu, đã suy giảm nghiêm trọng.

Sau khi giá trị hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc lập kỷ lục 340 tỷ USD vào tháng 12/2021, đến tháng 5/2023 đã chỉ còn 284 tỷ USD khi mà lãi suất tăng cao gây ra nhiều áp lực lên hoạt động kinh tế tại Mỹ và châu Âu.

Căng thẳng Mỹ - Trung Quốc đồng thời ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc khi mà giới chức Mỹ cố gắng ngăn Trung Quốc tiếp cận với nguồn cung các sản phẩm bán dẫn và nhiều loại công nghệ khác nhằm phát triển công nghệ trong tương lai, cái mà nhiều quan chức Washington gọi là cạnh tranh chiến lược còn phía Trung Quốc gọi là chiến lược kiềm chế.

Tổng nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm 6,7% trong 5 tháng đầu năm nay sau khi tăng 1,1% trong năm 2022. Nợ tại các kênh của chính quyền địa phương cũng gây ra áp lực với nhiều thành phố và địa phương.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên