Trung Quốc khởi đầu cho thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ mới

Tổng giá trị các khoản vay mới tại Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 11,4% lên 1,36 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 190 tỷ USD, thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế.

Trong tuần này, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã đưa ra động thái mà các chuyên gia kinh tế cho rằng nó có thể khởi đầu cho thời kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ mới khi mà biện pháp kích cầu sau khi mở cửa nền kinh tế không giúp kinh tế tăng trưởng nhanh hơn, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Vào ngày thứ Ba, PBOC hạ lãi suất chính sách ngắn hạn từ 2% xuống 1,9%, động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 9 tháng gần đây. Động thái này được đưa ra khi mà nền kinh tế mất đi động lực tăng trưởng và các số liệu mới công bố tiếp tục khiến cho nhà đầu tư thất vọng.

Các chuyên gia kinh tế chuyên phụ trách Trung Quốc tại các ngân hàng phố Wall coi động thái này như phát đi tín hiệu về việc sẽ có thêm những chính sách nới lỏng trong thời gian tới.

“Đây là động thái hạ lãi suất đầu tiên tính từ tháng 8/2022, nó xác nhận cho trạng thái của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang chuyển sang nới lỏng chủ động thay cho cầm chừng trước đó”, chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup – ông Xiangrong Yu nhấn mạnh trong tuyên bố của PBOC vào ngày thứ Ba.

Các chuyên gia cũng nhận định trong thời gian tới giới chức hàng đầu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng, theo nghiên cứu công bố vào ngày thứ Ba sau thông báo của PBOC.

Nói đến các con số kinh tế từ Trung Quốc không đạt kỳ vọng, trong đó có số liệu về tín dụng, các chuyên gia kinh tế khẳng định các biện pháp kích cầu dường như sẽ có khả năng được thực thi.

Tổng giá trị các khoản vay mới tại Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 11,4% lên 1,36 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 190 tỷ USD, thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters. Đồng thời nó củng cố cho khả năng sẽ có thêm các biện pháp kích cầu khi mà kinh tế đi xuống bởi lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất suy giảm do nhu cầu yếu và xuất khẩu sụt giảm.

Trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Ba, các chuyên gia thuộc Barclays dự báo Trung Quốc sẽ liên tục cắt giảm lãi suất hàng quý cho đến đầu năm 2024. Barclays dự báo lãi suất kênh tín dụng trung hạn dự kiến sẽ giảm 10 điểm cơ bản trong ngày thứ Năm,

Quảng cáo

“Trong vòng 9 tháng, dựa trên các phân tích kinh tế của chúng tôi, chúng tôi tin PBOC sẽ tiếp tục chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ với việc hạ lãi suất khoảng 30 điểm cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50 điểm cơ bản và lãi suất thế chấp giảm từ 60 đến 80 điểm cơ bản đối với cả các khoản vay mới và khoản vay từ trước đó.

Sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc có thể gây ra sức ép lên kinh tế nước này trong nhiều năm tới và thậm chí ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, các ngân hàng phố Wall cảnh báo, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

“Chúng ta đang chứng kiến sự suy yếu dai dẳng trong lĩnh vực bất động sản, chủ yếu liên quan đến các thành phố cấp thấp cũng như các dự án phát triển tư nhân, đồng thời dường như không có giải pháp nào dễ dàng cho vấn đề này cả”, chuyên gia kinh tế tại Goldman Sachs chuyên phụ trách Trung Quốc dẫn đầu bởi ông Lisheng Wang khẳng định.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc hiện đang chật vật phục hồi dự kiến sẽ hồi phục hình chữ L trong những năm tới và nhiều khả năng sẽ kéo lùi tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, theo nội dung nghiên cứu mới được Goldman Sachs công bố được Bloomberg trích đăng.

Goldman Sachs khẳng định các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc dường như quyết tâm sử dụng lĩnh vực bất động sản như biện pháp kích cầu ngắn hạn với nền kinh tế, nhưng cùng lúc cũng muốn giảm sự phụ thuộc của kinh tế Trung Quốc vào bất động sản.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ rơi vào khoảng thời gian suy giảm kéo dài nhiều năm do các yếu tố nhân khẩu học, sự dịch chuyển chính sách sang những lĩnh vực quan trọng cũng như việc nhà cửa ở ngưỡng giá quá cao so với khả năng chi trả của người dân, chuyên gia phân tích tại Goldman Sachs – ông Wang Lisheng chỉ ra.

Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã tránh được sự sụp đổ sau 3 năm chịu hạn chế do các biện pháp kiểm soát COVID-19, tuy nhiên dấu hiệu suy yếu mới đây lại xuất hiện trên thị trường bất động sản nhà ở. Doanh số bán nhà tháng 5/2023 chỉ tăng 6,7% từ mức hơn 29% của 2 tháng trước đó.

Ngân hàng Citigroup mới đây hạ dự báo lợi nhuận và giá cổ phiếu của một số doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc bởi viện dẫn đến các thách thức thị trường đang đối mặt cũng như điều kiện thanh khoản.

Trung Quốc hiện đang nhắm đến việc thực hiện nhiều biện pháp để hỗ trợ cho thị trường bất động sản sau khi những chính sách hiện tại đã không thể duy trì được sự phục hồi trong lĩnh vực này.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Tổng thống Mỹ: Có thể có ngoại lệ đối với mức thuế cơ bản 10%

Trong một phát biểu mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết có thể đưa ra một số miễn trừ đối với mức thuế 10% áp dụng cho hầu hết các đối tác thương mại.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ

Các doanh nghiệp công nghệ lo ngại tác động của thuế quan Mỹ

Các nhà cung cấp cho những công ty công nghệ hàng đầu của Mỹ đang phải đối mặt với mức độ bất ổn do các chính sách thuế quan khó đoán của Tổng thống Donald Trump.

Thị trường Mỹ siết thuế 46%, doanh nghiệp Việt cần tận dụng tốt thế mạnh sẵn có Thuế đối ứng có khiến doanh nghiệp xuất khẩu “việt vị” với kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"