Trung Quốc công bố động thái giải cứu bất động sản chưa từng có trong lịch sử: Bơm gần 42 tỷ USD lãi suất thấp để mua lại nhà 'ế'

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc thông báo sẽ cấp gần 42 tỷ USD vốn lãi suất thấp để các doanh nghiệp nhà nước mua lại những căn nhà chưa bán được.

Trung Quốc công bố động thái giải cứu bất động sản chưa từng có trong lịch sử: Bơm gần 42 tỷ USD lãi suất thấp để mua lại nhà 'ế'

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) hôm thứ Sáu tuyên bố sẽ triển khai một quỹ tái cấp vốn trị giá 300 tỷ nhân dân tệ (41,5 tỷ USD) để khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước mua lại những căn nhà chưa bán được.

Nguồn vốn sẽ được phân bổ cho 21 ngân hàng, bao gồm các ngân hàng chính sách, tổ chức cho vay thương mại và ngân hàng cổ phần với mức lãi suất 1,75%. Các khoản cho vay, có thời hạn một năm, sẽ được phép gia hạn 4 lần.

Nguồn vốn của PBOC có thể được sử dụng để trang trải 60% tiền gốc của khoản vay, với tổng quy mô tín dụng lên tới 500 tỷ nhân dân tệ.

China Real Estate Business, tờ báo ngôn luận của Bộ nhà ở Trung Quốc, đã mô tả chính sách này là cực kỳ quan trọng và đánh dấu “mốc lịch sử quan trọng” đối với lĩnh vực bất động sản.

Quảng cáo

Phát biểu về chương trình này, Phó Thủ tướng He Lifeng cho biết chính quyền địa phương có thể mua nhà ở thương mại tồn kho với mức giá hợp lý và biến chúng thành nhà ở được trợ cấp, Tân Hoa Xã đưa tin. Ông cho biết, họ cũng có thể lấy lại hoặc mua lại đất ở nhàn rỗi để giảm bớt gánh nặng tài chính cho các nhà phát triển bất động sản.

Chương trình này là động thái tiếp theo của chính phủ nhằm vực dậy lĩnh vực bất động sản trong bối cảnh nguồn vốn dành cho các nhà phát triển bất động sản cạn kiệt.

Ngoài ra, PBOCcông bố một loạt biện pháp chính sách dành cho người mua nhà, bao gồm miễn lãi suất tối thiểu đối với các khoản thế chấp và cắt giảm điều kiện thanh toán.

Dữ liệu công bố hôm thứ Sáu cho thấy giá nhà mới ở các thành phố hạng 1 tại Trung Quốc đã giảm 2,5% so với cùng kỳ trong tháng 4, cao hơn so với tháng 3, trong khi doanh số bán nhà cũ giảm 8,5% trong cùng kỳ.

Do bất động sản chiếm phần lớn giá trị tài sản của các hộ gia đình Trung Quốc, giá nhà giảm đã đè nặng lên tâm lý người tiêu dùng. Tăng trưởng doanh số bán lẻ đã chậm lại trong tháng thứ tư liên tiếp trong tháng 4, mặc dù sản lượng công nghiệp tăng 6,7%.

Theo Nikkei, CNN

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán thế giới có tuần tăng điểm mạnh bất chấp lo ngại kinh tế

Thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong phiên ngày 3/5 sau báo cáo việc làm tích cực của Mỹ, trong bối cảnh nhà đầu tư đón nhận những tín hiệu lạc quan về cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều Chứng khoán Mỹ: Dow Jones và S&P 500 tăng điểm phiên thứ 8 liên tiếp

Ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi

Trong báo cáo phân tích vừa công bố, công ty tư vấn toàn cầu AlixPartners dự báo ô tô Trung Quốc sẽ chiếm 34% thị trường Trung Đông và châu Phi vào năm 2030, tăng mạnh từ 10% ghi nhận vào năm 2024.

Elon Musk đã biết sợ ô tô Trung Quốc chưa? Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Chứng khoán thế giới đa phần tăng điểm bất chấp số liệu kinh tế trái chiều

Chứng khoán Phố Wall mở cửa giảm mạnh sau khi số liệu chính phủ cho thấy kinh tế Mỹ quý I/2025 suy giảm 0,3% so với cùng kỳ năm ngoái, làm gia tăng lo ngại về nguy cơ suy thoái.

Chứng khoán châu Á khởi đầu tuần thận trọng do bất ổn thương mại Công ty chứng khoán điểm tên nhiều cổ phiếu hấp dẫn, có thể “xuống tiền”

Temu tính thuế nhập khẩu vào hóa đơn bán hàng ở Mỹ

Nhà bán lẻ trực tuyến Trung Quốc Temu, vốn nổi tiếng với mức giá cực thấp, đang đánh thuế nhập khẩu cao vào khách hàng Mỹ do cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump.

Shein-Temu: Cuộc chiến gay gắt nhằm giành giật người dùng Mỹ yêu thích giá rẻ Ứng dụng Temu có thể bị chặn nếu chưa hoàn thành đăng ký trong tháng 11