Quốc gia nào đang nợ Trung Quốc nhiều nhất?

Dữ liệu do Visual Capitalist tổng hợp cho biết Trung Quốc là chủ nợ của nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, với tổng khoản vay lên tới 180 tỷ USD trong năm 2022.

Quốc gia nào đang nợ Trung Quốc nhiều nhất?

Theo thống kê của Visual Capitalist dựa trên dữ liệu từ Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc là chủ nợ lớn nhất của nhiều quốc gia thu nhập thấp và trung bình, với tổng khoản nợ lên tới 180 tỷ USD trong năm 2022.

Phần lớn khoản nợ này được phân bổ cho các dự án cơ sở hạ tầng và các ngành công nghiệp khai thác ở các nước châu Phi, khi khu vực này chiếm 44% tổng nợ mà 20 nền kinh tế vay Trung Quốc nhiều nhất.

Ở Nam Á, nợ nước ngoài của Trung Quốc đã tăng khoảng 7 lần từ 6,4 tỷ USD năm 2012 lên 42,9 tỷ USD vào năm 2022, trong đó riêng Pakistan chiếm 2/3 mức tăng này.

Cụ thể, đứng đầu danh sách 20 quốc gia vay Trung Quốc nhiều nhất là Pakistan với khoản nợ lên tới 26,6 tỷ USD vào năm 2022.

Quảng cáo

Đứng ở vị trí thứ 2 là Angola khi quốc gia Nam Phi này nợ Trung Quốc tổng cộng 20,98 tỷ USD.

Cả hai nước đã vay hàng chục tỷ USD từ Trung Quốc cho nhiều dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng và đang phải đang phải vật lộn với gánh nặng nợ nần. Vào tháng 2/2024, Trung Quốc đã gia hạn khoản vay trị giá 2 tỷ USD cho Pakistan.

Ngay sau đó, vào tháng 3/2024, Angola đã đàm phán giảm khoản thanh toán nợ hàng tháng cho chủ nợ lớn nhất của nước này ở Trung Quốc là Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB).

debt1-6629.jpg
Top 20 quốc gia nợ Trung Quốc nhiều nhất trong năm 2022. Nguồn: Visual Capitalist.

Đáng chú ý, trong số 20 nước nợ Trung Quốc nhiều nhất, một nửa thuộc châu Phi, bao gồm Angola, Ethiopia, Kenya, Zambia, Ai Cập, Nigeria, Bờ Biển Ngà, Cameroon, Công hòa Congo, và Nam Phi.

Ngoài ra, hai nền kinh tế thuộc G20 cũng đang nợ Trung Quốc đáng kể, đó là Brazil và Argentina với khoản nợ lần lượt là 3,4 tỷ USD và 2,9 tỷ USD.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?