Trung Quốc bắt đầu nỗ lực phi đô la hóa từ bao giờ và kết quả hiện tại ra sao?

Tỷ lệ sử dụng đồng nhân dân tệ trong thanh toán quốc tế của Trung Quốc đã vượt qua giao dịch bằng đồng đô la Mỹ.

Trung Quốc bắt đầu nỗ lực phi đô la hóa từ bao giờ và kết quả hiện tại ra sao?

Kể từ năm 2010, phần lớn các khoản thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, giống như nhiều quốc gia, được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ. Nhưng kể từ quý 1/2023, tỷ lệ này đã giảm dần.

Trong những tháng đầu năm 2010, đồng nội tệ chiếm chưa đến 1% trong thanh toán xuyên biên giới của Trung Quốc, so với khoảng 83% bằng đồng đô la Mỹ.

Nhưng kể từ đó, Trung Quốc đã dần thu hẹp khoảng cách này. Vào tháng 3/2023, tỷ trọng đồng nhân dân tệ trong thanh toán của Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua đồng bạc xanh, và quá trình phi đô la hóa trong thanh toán quốc tế của Trung Quốc vẫn tiếp tục.

Quảng cáo

Tính đến tháng 3/2024, hơn một nửa – 52,9% thanh toán của Trung Quốc được thực hiện bằng đồng nhân dân tệ trong khi 42,8% được thanh toán bằng đồng đô. So với 5 năm trước, tỷ lệ thanh toán quốc tế bằng đồng nội tệ của Trung Quốc đã tăng gấp đôi.

Theo Goldman Sachs, việc người nước ngoài ngày càng sẵn sàng giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đã góp phần đáng kể vào nỗ lực phi đô la hóa của Trung Quốc. Ngoài ra, vào đầu năm ngoái, Brazil và Argentina đã thông báo rằng họ sẽ bắt đầu cho phép thanh toán thương mại bằng nhân dân tệ.

Trên toàn cầu, phân tích của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cho thấy rằng, vào năm 2022, USD vẫn là loại tiền tệ được sử dụng nhiều nhất trong thanh toán ngoại hối, chiếm 87%. Đồng euro và đồng yên Nhật đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, chiếm lần lượt 33,4% và 23%. Trong khi đó, đồng nhân dân tệ chỉ chiếm 7%.

Nếu đồng nhân dân tệ tiếp tục tăng giá trên toàn cầu, sức ảnh hưởng của đồng đô đối với thương mại quốc tế có thể giảm dần theo thời gian. Tuy vậy, việc phi đô la hóa hoàn toàn nền kinh tế thế giới trong ngắn hạn hoặc trung hạn là khó có thể xảy ra, một phần bởi các biện pháp kiểm soát vốn nghiêm ngặt của Trung Quốc và tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm chạp của nước này.

Theo Visual Capitalist

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025