Triển vọng thị trường 3 nguyên liệu đồ uống quan trọng sẽ ra sao?

Giá đường, cà phê, cacao gần đây đều biến động mạnh, lập những kỷ lục cao chưa từng có. Dự đoán 2 trong số những hàng hóa này sẽ còn tiếp tục phá kỷ lục trong thời gian tới.

Triển vọng thị trường 3 nguyên liệu đồ uống quan trọng sẽ ra sao?

ISO nâng dự báo thâm hụt đường toàn cầu năm 2023/24

Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) mới đây đã nâng dự báo về mức độ thâm hụt đường trên toàn cầu trong niên vụ hiện tại (niên vụ 2023/24 – bắt đầu từ tháng 10/2023 và kết thúc vào tháng 9/2024).

Theo đó, thị trường đường thế giới sẽ thiếu hụt 689.000 tấn gấp đôi mức thâm hụt dự đoán trong báo cáo gần đây nhất của tổ chức này (đưa ra vào tháng 11/2023) - là thâm hụt 335.000 tấn.

Dự đoán này trái ngược với kết quả thăm dò của Reuters. Cụ thể, kết quả khảo sát của Reuters vào cuối tháng 2/2024 cho thấy các nhà phân tích và các nhà kinh doanh đường dự đoán thị trường đường thế giới niên vụ 2023/24 sẽ dư thừa trung bình 500.000 tấn.

Theo ISO, sản lượng toàn cầu trong năm 2023/24 sẽ đạt 179,7 triệu tấn (giảm so với dự báo trước đó - là 179,9 triệu tấn), và tiêu thụ sẽ là 180,4 triệu tấn (tăng nhẹ so với dự đoán trước đó – là tăng 180,2 triệu tấn).

ISO đã nâng dự báo về sản lượng của Brazil năm 2023/24 lên 44,52 triệu tấn, từ 43,07 triệu tấn dự báo trước đó, nhưng hạ triển vọng sản lượng của Thái Lan xuống 8,24 triệu tấn từ mức 9,48 triệu tấn dự đoán trước đó.

Báo cáo của ISO cho biết: “Đây là lần thứ 2 liên tiếp, chúng tôi nâng dự báo về sản lượng của Brazil. Đó là lý do chính khiến chúng tôi duy trì quan điểm rằng giá đường sẽ đi ngang trong thời gian tới”.

ISO ước tính cung đường trên toàn cầu niên vụ 2022/23 dư thừa 308.000 tấn.

Giá cà phê dự đoán sẽ giảm về cuối năm

Giá cà phê Arabica và Robusta kỳ hạn tham chiếu trên sàn giao dịch liên lục địa ICE dự kiến sẽ kết thúc năm 2024 thấp hơn mức hiện tại, cũng như thấp hơn so với mức kết thúc năm ngoái. Đó là kết quả trung bình trong cuộc khảo sát của Reuters đối với 10 thương nhân và nhà phân tích có tên tuổi trên thế giới.

Theo đó, giá cà phê Arabica dự kiến sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 165 US cent/lb, tương đương thấp hơn 12% so với đóng cửa hôm 8/3 và cũng thấp hơn 14% so với cuối năm ngoái.

Giá cà phê Robusta dự kiến sẽ kết thúc năm 2024 ở mức 2.600 USD/tấn, thấp hơn 21% so với giá đóng cửa hôm 8/3 và cũng thấp hơn 14% so với cuối năm ngoái.

Vào tháng 1, giá cà phê Robusta kỳ hạn tham chiếu đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2008, nhưng kể từ đó đã liên tiếp giảm.

Những người tham gia khảo sát của Reuters tin rằng giá cà phê sẽ bị áp lực trong những tháng tới do triển vọng nguồn cung thuận lợi hơn, với dự báo cán cân cung – cầu cà phê trên toàn cầu niên vụ 2024/25 trung bình sẽ trung bình sẽ dư 3 triệu bao (1 bao = 60 kg), so với chỉ dư 0,6 triệu bao trong niên vụ 2023/24.

Họ dự đoán sản lượng tại nước trồng cà phê hàng đầu tgế giới – Brazil – niên vụ 2024/25 sẽ tăng lên 69,5 triệu bao từ mức 66,1 triệu bao năm 2023/24, và dự kiến sản lượng tại Việt Nam, nước sản xuất cà phê lớn thứ hai và là nước trồng cà phê Robusta hàng đầu thế giới, tăng 1,5 triệu bao lên 29,5 triệu bao vào năm 2024/25.

Quảng cáo

Các nhà phân tích cho biết yếu tố chính trên thị trường trong thời gian tới sẽ là sự thay đổi của các hình thái khí hậu, từ El Nino hiện tại sang La Nina, có thể xảy ra ngay từ nửa cuối năm nay.

El Nino thường được coi là tiêu cực hơn đối với sản xuất cà phê vì nó có xu hướng dẫn đến thời tiết khô hơn đối với các cánh đồng cà phê Robusta ở châu Á và khí hậu ấm hơn mức trung bình ở Brazil. Việc chuyển sang La Nina có thể mang đến thời tiết thuận lợi hơn cho cây cà phê.

Năm 2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt kỷ lục mới với kim ngạch 4,24 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2022 và là mức cao nhất từ trước đến nay, theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp giá trị xuất khẩu cà phê của nước ta vượt 4 tỷ USD. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh trong khi khối lượng giảm 8,7% trong năm 2023 so với năm trước, đạt 1,62 triệu tấn (tương đương 27,05 triệu bao).

Xuất khẩu cà phê tháng 1/2024 tiếp tục xu hướng tăng, đạt 238.266 tấn, tương đương trên 726,59 triệu USD, tăng 67,2% về khối lượng và tăng 134% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

202403111226521-4784.gif
Giá cà phê tăng mạnh.

Thâm hụt ca cao toàn cầu sẽ gia tăng trong niên vụ 2023/24

Tổ chức Ca cao Quốc tế (ICCO) mới đây dự báo thâm hụt ca cao toàn cầu sẽ gia tăng trong niên vụ 2023/24 do cây già cỗi và sâu bệnh góp phần làm giảm sản lượng ở những nước trồng cacao nhiều nhất thế giới - Bờ Biển Ngà và Ghana.

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất, ICCO dự đoán thâm hụt cacao toàn cầu niên vụ hiện tại (tháng 10/2023-tháng 9/2024) sẽ là 374.000 tấn.

Dự báo này phù hợp với kết quả thăm dò ý kiến của các nhà phân tích và thương nhân do Reuters thực hiện - trung bình dự báo sẽ thâm hụt 375.000 tấn.

ICCO dự báo sản lượng toàn cầu sẽ giảm 10,9% xuống 4,45 triệu tấn, và lượng xay nghiền cacao giảm 4,8% xuống 4,78 triệu tấn.

ICCO ước tính thâm hụt cacao toàn cầu niên vụ 2022/23 là 74.000 tấn.

Báo cáo của ICCO viết: “Có quan điểm chung rằng tình trạng thắt chặt nguồn cung đang diễn ra, đặc biệt là ở Tây Phi (nơi cung cấp khoảng 70% nguồn cung toàn cầu) bắt nguồn từ các vấn đề về cơ cấu”, đề cập đến các vấn đề như cây già, sâu bệnh và thách thức về khí hậu.

ICCO dự báo tồn trữ cacao toàn cầu cuối niên vụ 2023/24 sẽ giảm xuống còn 1,395 triệu tấn, tương đương với 29,2% khối lượng cacao xay nghiền trong năm này, là mức thấp chưa từng thấy trong 45 năm qua.

Bờ Biển Ngà được cho là sẽ sản xuất 1,80 triệu tấn trong năm 2023/24, giảm so với 2,24 triệu của mùa trước, trong khi sản lượng của Ghana được cho là giảm xuống 580.000 tấn từ mức 654.000 tấn.

Mùa màng kém ở Bờ Biển Ngà và Ghana đã góp phần đẩy giá cacao kỳ hạn tham chiếu trên thị trường thế giới tăng lên mức cao kỷ lục.

ICCO cho biết có khả năng người tiêu dùng sẽ thấy giá bánh kẹo sôcôla tăng hoặc kích thước của các sản phẩm bánh kẹo giảm.

Tham khảo: Reuters

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

Chính phủ Nga thông báo gia hạn lệnh cấm xuất khẩu gạo thêm sáu tháng

Theo thông báo, lệnh cấm của Nga không áp dụng đối với xuất khẩu gạo sang các nước thành viên Liên minh kinh tế Á-Âu (gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan), vùng Nam Ossetia và Abkhazia.

Nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới tuyên bố động thái ‘bất ngờ’, Nga thêm áp lực giữa lệnh trừng phạt Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?