Giá liên tục tăng vào neo ở mức cao, người dân trồng cà phê trúng đậm

Giá cà phê nội địa đạt gần 70.000 đồng/kg. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.

Giá liên tục tăng vào neo ở mức cao, người dân trồng cà phê trúng đậm

Những ngày đầu tháng 12/2023, giá cà phê Robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh so với cuối tháng 11/2023. Ngày 17/12, thị trường trong nước ghi nhận tăng 6.200 - 7.000 đồng/kg từ ngày 1/12.

Cụ thể, theo dữ liệu từ trang giacaphe.com, giá cà phê thu mua tại tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum ngày 17/12/2023 ở mức giá khá cao với 66.900 đồng/kg, tăng 7.000 đồng/kg. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông cà phê được thu mua với giá cao nhất 67.000 đồng/kg, tăng 6.900 đồng/kg.

Giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) tại tỉnh Lâm Đồng ở các huyện như Bảo Lộc, Di Linh, Lâm Hà, cà phê được thu mua với giá 66.300 đồng/kg, tăng 6.200 đồng/kg.

Giá cà phê tại tỉnh Đắk Lắk được mua cao nhất; ở huyện Cư M'gar cà phê được thu mua ở mức 66.900 đồng/kg, còn tại huyện Ea H'leo, thị xã Buôn Hồ được thu mua cùng mức 67.000 đồng/kg.

Mức giá thu mua đạt gần 70.000 đồng/kg. Đây là điều chưa từng xảy ra trong lịch sử ngành cà phê Việt Nam.

screenshot-2023-12-17-104449-518.png
Quảng cáo

Giá cà phê nội địa đang duy trì mức cao vào đầu vụ do nhu cầu mua lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu và doanh nghiệp FDI. Trước thực trạng này, nhiều dự báo cho thấy, từ nay đến hết tháng 4/2024 (khi Indonesia vào vụ mới) thì tình trạng nguồn cung khan hiếm vẫn diễn ra, khiến giá cà phê nội địa của Việt Nam sẽ tăng ít nhất đến tháng 4/2024.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tháng 11/2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt xấp xỉ 119,3 nghìn tấn, trị giá 356,67 triệu USD, tăng 172,8% về lượng và tăng 126,4% về trị giá so với tháng 10/2023, so với tháng 11/2022 giảm 7,4% về lượng, nhưng tăng 16,8% về trị giá.

Tính chung 11 tháng năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,41 triệu tấn, trị giá 3,64 tỷ USD, giảm 10,4% về lượng, nhưng tăng 0,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

Tháng 11/2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam giảm sau khi liên tục tăng trong những tháng trước đó, đạt 2.990 USD/tấn, giảm 17% so với tháng 10/2023, nhưng vẫn tăng 26,2% so với tháng 11/2022. Tính chung 11 tháng năm 2023, giá xuất khẩu bình quân cà phê của nước ta đạt mức 2.573 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

image8-6216.png

Hiệp Hội Cà Phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA) cho rằng, diện tích cà phê đang bị thu hẹp tại nhiều vùng trồng trọng điểm, trong niên vụ 2023/2024, sản lượng cà phê của Việt Nam dự kiến sẽ giảm xuống ở mức khoảng 1,6 - 1,7 triệu tấn, so với mức 1,78 triệu tấn của niên vụ 2022/2023. Do đó, dự báo hết năm 2023, xuất khẩu cà phê Việt Nam tiếp tục duy trì mốc 4 tỷ USD như năm 2022.

Hiện cà phê Việt Nam đã có mặt ở hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam đang là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới. Thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam là EU, tiếp đến là Mỹ, Nhật Bản… Không chỉ đáp ứng sản lượng, cung cầu mà chất lượng cà phê Việt Nam đang trên đà tăng cao.

Cà phê Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường có tiềm năng lớn với sức mua cao, tốc độ nhập khẩu cà phê tăng bình quân hơn 25%/năm. Giới trẻ nước này ngày càng thích cà phê hơn trà.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Nông nghiệp

“Không lo thiếu vốn cho lĩnh vực nông nghiệp”

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, nguồn vốn cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long sẽ không lo thiếu. Nếu ngân hàng thương mại thiếu vốn thì Ngân hàng Nhà nước sẽ có biện pháp tái cấp vốn hoặc có hình thức cụ thể để hỗ trợ nguồn lực.

Ngân hàng Nhà nước vừa công bố kỷ lục mới, là gì vậy? Ngân hàng Nhà nước tiếp tục “bơm” mạnh tiền vào hệ thống

Giá lúa mỳ tại Ấn Độ tăng cao kỷ lục do nhu cầu tăng mạnh

Các thương nhân Ấn Độ dự đoán giá lúa mỳ có thể còn tăng thêm vì lúa mỳ trong vụ mùa mới dự kiến sẽ không được đưa ra thị trường cho đến tháng 3 năm 2025.

Lệnh cấm xuất khẩu gạo của các nước khiến giá lúa, gạo tăng “thẳng đứng” Giá lúa gạo ở miền Tây tăng mạnh ngay sau Tết Nguyên Đán là “sốt ảo” hay nhu cầu thật?