Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào?

Chỉ riêng trong phiên giao dịch mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia đã tăng đến hơn 184,3 tỷ USD, mức tăng trong một phiên cao thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ.

Công việc kinh doanh khởi nghiệp của ba chàng thanh niên trẻ cách đây 30 năm tại quán rượu Denny giờ đây đã trở thành công ty bán dẫn hàng đầu thế giới, doanh nghiệp giữ vị trí trung tâm trong cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo của toàn cầu và đang trên đường trở thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD, theo nội dung bài báo mới được Wall Street Journal đăng tải.

Cổ phiếu Nvidia tăng hơn 24% trong phiên giao dịch ngày thứ Năm lên ngưỡng cao nhất trong lịch sử sau khi hãng này công bố sự bùng nổ của ngành công nghiệp AI đang giúp cho hãng này có doanh thu cao nhất trong lịch sử, nó khiến cho nhiều người tin rằng kỷ nguyên mới của điện toán đang khởi động nhanh hơn so với tính toán trước đây.

Giám đốc đầu tư tại quỹ Silvant Capital Management, ông Michael Sansoterra, nhận xét: “Đây chắc chắn sẽ là thay đổi lớn nhất trong ngành công nghệ tính từ khi chúng ta bắt đầu chứng kiến sự phát triển của mạng Internet. Sau nhiều tháng người ta nói quá nhiều về AI, giờ đây cũng đã đến lúc AI đẻ ra tiền”.

Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, cổ phiếu Nvidia đã tăng đến hơn 160%. Chỉ riêng trong phiên giao dịch mới đây, giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia đã tăng đến hơn 184,3 tỷ USD, mức tăng trong một phiên cao thứ 3 trong lịch sử nước Mỹ. Tổng giá trị vốn hóa của Nvidia hiện đã lên mức 938 tỷ USD, đưa Nvidia lên ngang hàng với nhóm các doanh nghiệp nghìn tỷ USD như Apple, Microsoft, Amazon và công ty mẹ Alphabet sở hữu Google.

Không giống các doanh nghiệp nói trên, Nvidia không sản xuất sản phẩm cho người tiêu dùng. Nvidia không sản xuất các thiết bị tiêu dùng hoặc dịch vụ trên mạng Internet mà phần đông người tiêu dùng trên thế giới sử dụng. Thế nhưng đằng sau hậu trường, các sản phẩm chip của Nvidia trở thành sản phẩm không thể thay thế. Chip của Nvidia được sử dụng trong máy tính cá nhân, ô tô và robot. Giờ đây với AI, những bộ xử lý của Nvidia được dùng để phát triển các chatbot và nhiều công cụ khác mà các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu thế giới đang chạy đua áp dụng.

Đối với CEO Nvidia – ông Jensen Huang, người thường hay mặc áo jacket da trong tất cả các lần xuất hiện trước công chúng, hành trình đến công ty nghìn tỷ USD bắt đầu từ quán rượu Denny nơi mà ông bàn với hai kỹ sư cùng làm việc với mình về việc làm sao để cải thiện chất lượng đồ họa. Nvidia có bước ngoặt vào 16 năm trước đây khi mà ông Huang chuyển sang cung cấp các sản phẩm chính thống, công ty tìm kiếm khách hàng mới sau khi đã có tên tuổi trong ngành sản xuất các sản phẩm chip đồ họa phục vụ cho sản xuất trò chơi trực tuyến.

Quảng cáo

Giới doanh nghiệp công nghệ Mỹ đã không chú ý khi mà ông Huang mở cửa bộ phận sản xuất chip đồ họa cho các doanh nghiệp kinh doanh phần mềm, cho phép họ sử dụng năng lực điện toán đám mây của Nvidia cho nhiều mục đích khác. Động thái này từng được kỳ vọng sẽ mở ra một lĩnh vực mới trong mảng điện toán đồ họa, tuy nhiên giới chuyên gia đã không chú ý đủ nhiều đến việc này.

Các nhà phát triển phần mềm nhanh chóng nhận ra rằng chip của Nvidia đã thực hiện quá tốt các thuật toán giúp củng cố cho hệ thống AI hiện đại. Chip rất giỏi trong việc hỗ trợ tính toán tự động, điều mà các công cụ điện toán truyền thống không làm tốt bằng.

Thành công lớn đầu tiên của Nvidia ngoài mảng trò chơi trực tuyến là hoạt động đào tiền mã hóa nơi mà GPUs không phát huy tác dụng. Giá trị thị trường của Nvidia vượt Intel vào năm 2020 khi mà giá tiền mã hóa tăng, cổ phiếu của Nvidia tiếp tục lập kỷ lục mới 330USD/cổ phiếu vào cuối năm 2021.

Khi mà “mùa đông” trên thị trường tiền ảo bắt đầu, cổ phiếu Nvidia bắt đầu lao dốc cho đến khi AI thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư trong những tháng gần đây.

Cơn sốt đối với AI đã khiến cho nhà đầu tư dường như quên đi những yếu điểm của Nvidia. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang căng thẳng, ông Huang đã có một trong những động thái mạnh mẽ chưa từng thấy, ông đã cố gắng thâu tóm công ty sản xuất chip của Anh có tên Arm từ tập đoàn SoftBank trong thương vụ được định giá ước tính khoảng 40 tỷ USD. Thương vụ này sau đó đã bị hủy bỏ sau khi vấp phải sự phản đối từ nhiều phía.

Theo các chuyên gia phân tích trong ngành, sự bùng nổ của AI hứa hẹn mang đến sự phát triển bền vững hơn cho Nvidia hơn tiền mã hóa bởi cho đến hiện tại, Nvidia không hề có đối thủ trong việc sản xuất chip và phần mềm phục vụ cho AI.

AI đã trở thành “chiến trường” của cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhiều cơ sở nghiên cứu của Trung Quốc vẫn mua chip của Nvidia bất chấp việc từng có các quy định hạn chế, theo nguồn tin của Wall Street Journal cho hay.

Trong năm ngoái, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp dụng quy định giấy phép mới với hoạt động bán chip sang Trung Quốc, chính vì vậy doanh nghiệp này thiệt hại đến hàng trăm triệu USD. Từ đó đến nay, Nvidia đã bắt đầu cung cấp loại chip thay thế với những đặc tính cho phép hãng xuất được sang Trung Quốc.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Trung Quốc hạ tỷ giá tham chiếu ngày thứ 6 liên tiếp, đồng Nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất gần 2 thập kỷ

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) tiếp tục hạ tỷ giá tham chiếu của đồng Nhân dân tệ so với USD. Động thái này được đưa ra sau khi Washington tuyên bố áp thuế 125% với hàng hoá của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ cảnh báo sẽ áp thuế 200% đối với rượu của Pháp và EU

Ngày 13/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế 200% với rượu vang, sâm panh và rượu khác nhập khẩu từ Pháp và các nước EU, nếu như khối này không dỡ bỏ mức thuế đánh vào rượu whisky của Mỹ.

Rượu, bia có thể chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt lên tới 100% Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu: "Không thể cứ tăng thuế thì nâng giá bán"

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại