Tin giả, tin đồn thất thiệt khiến nhiều doanh nghiệp lao đao

Tin giả không phải gần đây mới xuất hiện. Nay với sự phát triển của mạng xã hội, thông tin giả khuyếch trương, tác động rất kinh khủng, theo nhìn nhận của chuyên gia.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Với sự bùng nổ của internet và các mạng xã hội, tin giả đã và đang gây ra nhiều mối hiểm họa nguy hại. Trong phạm vi nhỏ quyền lợi của doanh nghiệp, cá nhân, tin giả cũng mang lại sức công phá khủng khiếp. Nhiều doanh nghiệp bị dồn đẩy đến bờ vực phá sản hoặc lao đao do tin đồn thất thiệt.

Đây là vấn đề được đặt ra tại tọa đàm Bảo vệ doanh nghiệp trước tin giả do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều ngày 15/11.

Tin giả, hậu quả thật

Tại tọa đàm, ông Đậu Anh Tuấn, Phó tổng thư ký kiêm Trưởng ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thực ra tin giả không phải gần đây mới xuất hiện, tuy nhiên dưới sự phát triển của mạng xã hội thông tin giả khuyếch trương, tác động rất kinh khủng.

Theo ông Tuấn, trước đây tin đồn cũng đã xuất hiện, chẳng hạn như doanh nghiệp đang kinh doanh bình thường nhưng tự nhiên "một ngày đẹp trời" có một chỗ nào đấy đăng tin những tác động tiêu cực của sản phẩm của họ - chẳng hạn ăn có thể bị ung thư.

Ngay lập tức việc cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp có thể chịu ảnh hưởng rất lớn, khách hàng có thể ngừng mua, ngừng nhập hàng, người ta đang kiểm định, đang tìm hiểu thì sẽ gây thiệt hại rất lớn.

“Một xu hướng điển hình nữa là chủ doanh nghiệp bị đồn là bị bắt hoặc bị bệnh tật. Có rất nhiều hình thức như vậy, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất lớn”, ông Tuấn quan ngại.

Những năm gần đây, đặc biệt với sự phát triển mạng xã hội ở Việt Nam thì tin giả ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất lớn. Theo đó, cổ phiếu của doanh nghiệp xuống giá, ngân hàng mà doanh nghiệp đang vay lập tức phải tìm hiểu ngay về "sức khỏe" của doanh nghiệp, thậm chí có thể đình trệ hợp đồng tín dụng, gây nên rất nhiều đối tác có thể cũng bị ảnh hưởng đến hoạt động. Tức là tin giả nhưng hậu quả rất thật.

Và những yếu tố này gây ảnh hưởng rất khủng khiếp đối với hoạt động của doanh nghiệp, nhưng điều đáng ngại hơn là tác động của tin giả này là nhiều lúc doanh nghiệp như đối đầu với "bóng ma", vì trước đây nếu nguồn gốc tin giả có thể biết là được một tờ báo, một địa điểm nào hay một người cung cấp tin nhưng hiện nay với mạng xã hội, từng doanh nghiệp một sẽ rất khó biết nó từ đâu ra, vì cái gì, liên quan đến ai? Cho nên ảnh hưởng đến doanh nghiệp rất lớn.

"Tình trạng này có thể chỉ có cơ quan chức năng với bộ máy, với kỹ thuật và thẩm quyền của mình mới có thể lần ra được nó ở đâu ra. Tác động của tin giả đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khủng khiếp, nó có thể làm cho một doanh nghiệp có thể sụp đổ, và đằng sau đó là rất nhiều việc làm thương hiệu đã được tạo lập rất nhiều năm. Chúng tôi thấy rằng đây là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn. Đã đến lúc chính quyền và các cơ quan chức năng cần phải vào cuộc một cách tích cực", ông Đậu Anh Tuấn nhìn nhận.

Truyền thông cần đi trước một bước

Theo nhà báo, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh, trong kỷ nguyên số, càng cởi mở bao nhiêu thì sẽ tạo ra cơ hội tiếp xúc với công chúng, trực tiếp giải thích các vấn đề công chúng đang băn khoăn, lo lắng. Với cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, thì đừng bao giờ để đến khi công chúng thắc mắc một vấn đề gì đó, họ phải tự đi tìm kiếm thông tin.

"Mình là người chủ động đưa ra thông tin ngay khi mình đo lường sức nóng vấn đề, thì nó mới tạo ra niềm tin cho công chúng. Khi để họ băn khoăn, lo lắng đi tìm hiểu vài ba ngày, thậm chí vài ba tuần rồi mới trả lời thì ta đi sau truyền thông và lúc đó khó lấy lại niềm tin từ công chúng", nhà báo Lê Quốc Vinh nêu rõ.

Cũng theo ông Vinh, truyền thông bây giờ là đi bước một bước, đi trước là dự báo được câu chuyện gì sẽ cần phải nói, thông tin gì sẽ cần được đưa ra. Có điều gì không phải là bí mật của doanh nghiệp, tổ chức thì phải đưa thông tin lên các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các kênh truyền thông của chính mình, như trên các trang điện tử, trang web, Fanpage. Khi mà có vấn đề, ta chọn dữ liệu, thông tin có sẵn đó để thông tin.

Theo Luật sư Nguyễn Danh Huế (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội), từ quan điểm cá nhân, tin giả, tin sai sự thật có thể gọi đó là những hành vi vi phạm pháp luật, nằm trong bối cảnh chung của đất nước ta là ý thức pháp luật của các tổ chức, cá nhân chưa cao. Đó chính là môi trường xấu về vi phạm pháp luật, thượng tôn pháp luật còn kém.

"Trong môi trường xấu thế, tin giả hay những hành vi vi phạm pháp luật nhiều là tất yếu. Chẳng qua tin giả nhiều vì rất dễ thực hiện, chỉ cần một điện thoại thông minh, bấm, phát tán và có người tò mò", luật sư Nguyễn Danh Huế nêu rõ.

Để ngăn chặn việc này, báo chí không thể đứng ngoài cuộc được. Phản ứng của các cơ quan chính thống đôi khi cũng hơi chậm so với mạng xã hội. Có nhiều tin là tin thật, mạng xã hội đưa trước mấy ngày thì lúc đó báo chí mới vào cuộc. Như vậy, lỗi truyền thông chính thống cũng có.

“Về việc xử lý tin giả, mức chế tài phải nghiêm khắc hơn, nhưng điều quan trọng phải lưu ý đó là ở Việt Nam, có những hệ thống pháp luật như đấu thầu rất chặt chẽ, nhưng liên tục có hành vi vi phạm đấu thầu trong thời gian qua...”, Luật sư Nguyễn Danh Huế lưu ý.

Sẽ nhận thông báo tin giả qua fanpage Thông tin Chính phủ

Về việc tiếp nhận, thanh lọc và xử lý tin giả, theo ông Lê Quang Tự Do, Trung tâm Xử lý tin giả của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT), được thành lập vào tháng 4/2021, đúng cao điểm chống dịch COVID-19 ở nước ta. Đến nay Trung tâm đã tiếp nhận gần 5.000 phản ánh tin giả gửi đến và phân loại xử lý, đóng dấu tin giả được 50 tin.

“Có những tin không phải tin giả, mà là những tin xúc phạm nhân phẩm, danh dự, những tin cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nên được chuyển đến những nơi khác để xử lý”, ông Lê Quang Tự Do nêu thực tế.

Hiện Bộ TTTT đang đẩy mạnh phổ biến để người dân biết Trung tâm trên, nhưng đồng thời Bộ cũng đề nghị các địa phương tổ chức tiếp nhận những phản ánh của người dân trên địa bàn mình để xác minh và xử lý. Địa phương sẽ tiếp nhận qua Sở Thông tin và Truyền thông và Văn phòng UBND, nơi phát ngôn cũng là nơi chuyển cho các sở, ngành liên quan để xử lý các thông tin đó.

“Hiện nay fanpage Thông tin Chính phủ trên Facebook là nơi chúng tôi hay làm điển hình để giới thiệu với các địa phương về việc vừa thông tin, tuyên truyền trên mạng xã hội hiệu quả, vừa là nơi lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, ý kiến của người dân. Ý tưởng kết hợp giữa Cục với Cổng Thông tin điện tử Chính phủ để sử dụng được những phản ánh của người dân qua fanpage rất hay. Chúng tôi sẽ triển khai trong thời gian tới”, ông Lê Quang Tự Do chia sẻ.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp

Đọc tiếp

Tập đoàn Dabaco (Ảnh minh hoạ)

Dabaco lãi lớn trong quý I

Quý I/2024, Dabaco ghi nhận gần 3.300 tỷ đồng doanh thu, tăng 41% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 73 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái từng lỗ 321 tỷ đồng.

Trên thực tế nhà ở riêng lẻ và chung cư trong khu vực trung tâm đều không còn nguồn hàng. (Ảnh: MarketTimes).

Bất động sản riêng lẻ và đất nền có thật sự tồn kho?

Bộ Xây dựng công bố lượng tồn kho tại các dự án trong quý I năm nay chủ yếu ở phân khúc bất động sản nhà ở riêng lẻ và đất nền. Tuy nhiên, một số đơn vị nghiên cứu cho rằng đất nền và nhà ở riêng lẻ đã trở lại sôi động hơn so với quý 4/2023.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Chat với BizLIVE