Tiền ngoại ứng cứu thị trường trong phiên chiều, VN-Index thu hẹp thiệt hại

Đúng như kỳ vọng, tiền ngoại đã không đứng ngoài cuộc khi họ tung vào VN30 lượng tiền gấp hơn 3 lần so với phiên sáng nay. Tuy nhiên, điều này mới chỉ giúp VN-Index thu hẹp lại biên độ giảm trong khi Midcap và Penny vẫn lãnh nhận hậu quả từ những đòn thăm

Nhân tố khối ngoại đã không gây thất vọng khi họ có những động thái mua tăng cường. Ở cuối phiên sáng, họ mua ròng 117 tỷ đồng VN30 thì tới cuối phiên, lượng tiền mua vào đã đạt 510 tỷ đồng.

Nếu tính gộp cả sàn, tổng giá trị mua ròng cũng lên 1.850 tỷ đồng. Khi loại ra giao dịch thỏa thuận tại VPD hay VN30 kể trên, còn lại hơn 620 tỷ đông được phân bổ cho các cổ phiếu Midcap và Penny như SHB, DGC, VND, DPM, PVT.

Thị trường vẫn đang được đảm bảo với sự đồng hành của tiền ngoại nhưng là chưa đủ cho phiên hôm nay. Cũng cần phải lưu ý rằng tiền ngoại cũng đang tỏ ra "tinh quái" hơn khi VN-Index đã lên trên 1.000 điểm. Họ chỉ sẵn sàng mua vào khi có thêm những sự chiết khấu mạnh của các cổ phiếu quan tâm.

Với những cổ phiếu ít được khối ngoại quan tâm hơn, chỉ có tiền nội mới có thể hỗ trợ khi có sự giảm sâu. Các trường hợp giảm sàn như DIG, GEX, HAG, VCG, VIX, HPX, CII đều chịu tổn thất khá lớn do tâm lý nhạy cảm với nhóm trụ.

Thực tế thì các chuyển động tại VN30 cũng chưa hề khởi sắc trong phiên chiều. Một số mã như VNM (+2,2%), CTG (+1,6%), SAB (+0,3%) vẫn chỉ cố triệt tiêu bớt ảnh hưởng của nhóm giảm. Vẫn có tới 24/30 mã giảm giá trong rổ trong đó GVR (-6,5%), TCB (-5,3%), VRE (-5,7%), VIB (-5,1%), HPG (-5%), MBB (-4,1%) đều không tỏ ra thiện chí.

VN-Index chốt phiên giảm 1,47% xuống 1.023,13 điểm. Thanh khoản sàn đạt 17.465 tỷ đồng, tương đương 1,07 tỷ đơn vị.

HNX-Index và UPCoM-Index lần lượt giảm 2,22% và 1,51%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt gần 2.500 tỷ đồng.

****

Nếu chỉ nhìn vào thanh khoản thì có thể thị trường đã có tiền mới tham gia. Giá trị giao dịch cuối phiên sáng đã đạt 8.155 tỷ đồng, vượt qua mức bình quân 1 tháng là 7.058 tỷ đồng.

Nhiều khả năng, tiền của nhà đầu tư nội đã được kích hoạt giải ngân mới sau nhiều tuần quan sát và chờ đợi. Nhóm Thép, Ngân hàng, Chứng khoán đang được giao dịch nhiều nhất với quy mô của nhiều cổ phiếu đạt trên 200 tỷ đồng. Cùng với đó là khá nhiều mã đạt quy mô giao dịch trên 100 tỷ đồng như DIG, GEX, HSG, VCI, HAG, PDR, DGC.

Trong số các cổ phiếu kể trên một số đang giảm trên 4% như GEX (-6,5%), DIG (-5,83%), DGC (-4,7%), HAG (-4,36%), VND (-4,19%) cho thấy điều kiện giải ngân của dòng tiền là các cổ phiếu cần phải điều chỉnh mạnh mới tham gia.

Tuy nhiên, thực lực của dòng tiền vẫn có thể làm tốt hơn và điều này hoàn toàn sẽ phụ thuộc vào các biến động của nhóm Bluechips. Tín hiệu gây áp lực của các mã VN30 vẫn là mạnh khi TCB (-6,3%), STB (-4,5%), GVR (-4,9%), MBB (-4,4%), VHM (-3,4%) đang bị mở thêm biên độ.

Quảng cáo

Khối ngoại là một nhân tố hoàn toàn có thể lật ngược cục diện thị trường lẫn nhóm VN30. Tuy nhiên, tạm thời họ mới chỉ mua ròng gần 120 tỷ đồng, tương đương 13% giá trị mua ròng toàn HOSE. Giao dịch của VPD đã có phần làm lu mờ hoạt động của VN30 khi khối này mua thỏa thuận tới 715 tỷ đồng.

vnindex2012ab20221220120408.jpg?rt=20221220161344 Diễn biến giao dịch chiều 20/12

VN-Index tạm dừng phiên sáng tại 1.016 điểm (-22,21 điểm). Còn HNX-Index giảm 4,67 điểm (-2,2%) xuống 207,57 điểm. Giá trị giao dịch của HNX đang là 703 tỷ đồng.

****

Kể cả trong tuần nhiều sự kiện như tuần trước, VN-Index vẫn vững vàng và có phần còn tăng nhẹ với thành tích tăng là 0,06%. Tuy nhiên, khi các sự kiện khiến nhà đầu tư phải thận trọng đã đi qua thì tâm lý tích cực chỉ thể hiện được đến gần cuối phiên chiều qua.

Nhà đầu tư nếu theo sát các diễn biến hàng ngày của thị trường có thể phỏng đoán về khả năng đang có những động thái kiểm tra lại tâm lý chung trước khi nối lại những chuyển động tăng giá.

Tiền lớn đã triển khai bài test này sau khi tạo ra một chút hứng khởi ở các cổ phiếu Ngân hàng và Thép trong phiên đầu tuần. Diễn biến của phiên sáng nay là sự nối tiếp những hành động này. VN-Index đang bị kéo xuống dưới cả đường MA20 với điểm số ghi nhận vào thời điểm 10h30 là 1.018 điểm.

Đương nhiên, những cổ phiếu có thể tạo ra thử thách cho thị trường phải là nhóm dẫn dắt VN30. Loại trừ đi các gương mặt vốn chưa hề ổn định của rổ như NVL (-5,7%), PDR (-5,8%), sự chú ý được dành cho các cổ phiếu như TCB (-4,8%), STB (-3,8%), VHM (-3,3%), HPG (-3%), CTG (-2,7%), VRE (-2,9%). Hiện biên độ của nhóm này là tương đối rộng.

Cả rổ VN30 hiện chỉ có khoảng 4 mã tăng bao gồm SAB, VNM, VCB, VIC. Đây lại đều là những mã có vốn hóa hàng đầu thị trường. Điều này thấy sự "cầm cương" của tiền lớn trong việc tạo ra nhịp điều chỉnh.

Tất nhiên, nếu tâm lý bán tháo diễn ra quá mạnh thì chính những cổ phiếu hàng đầu này vẫn có thể buông bỏ thị trường để chờ cơ hội khác. Điều này thực thế là chưa xảy ra khi phần lớn các cổ phiếu Midcap và Penny cũng có biên độ giảm không quá chênh lệch so với các Bluechips.

Nhóm Chứng khoán vốn luôn là nhóm có sự nhạy cảm nhất cũng chỉ đang giảm dưới 3% như VND (-3,55%), VCI (-1,85%), HCM (-1,78%), VIX (-2,53%).

Nhóm Bất động sản và Xây dựng cũng khá tương đồng với VPI (-0,18%), DXG (-2,85%), KBC (-2,5%), LCG (-3,11%), SCR (-3,11%), HDC (-2,74%), TCH (-2,18%), FCN (-3,94%). Một số có biên độ rộng hơn như NLG (-6,03%), HPX (-5,91%), DIG (-4,44%) tuy nhiên số lượng nhóm này là chưa nhiều. Nếu có chuyển biến xấu thì số lượng các mã giảm sâu sẽ trở nên áp đảo.

Nhìn chung, cơ hội bật lại vẫn còn ở phía trước. VN-Index vẫn có thể tạo được những động thái "nước rút" nếu như các Bluechips phát tín hiệu.

Sự chờ đợi cũng đang xuất hiện với HNX nên hầu hết các cổ phiếu của sàn cũng đang điều chỉnh theo HOSE. HNX-Index đang giảm xuống 209 điểm.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Không chỉ gây sốt khi công bố đại nhạc hội quy tụ loạt sao Kpop đình đám như G-Dragon và CL, VPBank còn khiến nhà đầu tư sục sôi khi cổ phiếu VPB tăng hết biên độ trong phiên 14/5, thanh khoản vọt lên mức kỷ lục hơn 95 triệu đơn vị.

VPBank đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 26%, tổng tài sản vượt 1,1 triệu tỷ đồng Chủ tịch VPBank: GPBank sẽ thoát lỗ, đạt lợi nhuận khoảng 500 tỷ đồng trong năm nay VPBank chuẩn bị chi gần 4.000 tỷ đồng trả cổ tức ngay trong tháng 5

Giá vàng SJC tăng nhẹ, chênh với vàng thế giới gần 17 triệu đồng/lượng

Quy đổi theo tỷ giá tại Vietcombank, giá vàng thế giới đang được giao dịch ở mức 101,9 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng trong nước khoảng 16,6 triệu đồng/lượng.

Tỷ giá có thể diễn biến tích cực hơn trong quý II Kho bạc Nhà nước liên tục mua vào ngoại tệ giữa lúc tỷ giá tăng cao UOB: Tỷ giá USD/VND có thể lên 26.300 VND trong quý III/2025

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn cho NCB lên hơn 19.200 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) tăng vốn điều lệ thêm 7.500 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

NCB lên kế hoạch lợi nhuận 59 tỷ đồng, tiếp tục tăng vốn thêm hơn 59% NCB hé lộ quá trình xử lý 200 triệu cổ phiếu Bamboo Airways NCB “gây sốt” với thẻ Visa phiên bản giới hạn, kết nối giá trị lịch sử và tương lai

Nới room ngoại lên 49%: Ngân hàng nào sẽ “nổ phát súng” đầu tiên?

Nghị định 69 cho phép nâng room ngoại lên 49% tại các ngân hàng tham gia tái cơ cấu, mở ra cơ hội lớn cho MB, VPBank và HDBank. Tuy vậy, bài toán nới room không chỉ phụ thuộc vào chính sách, mà còn bị chi phối bởi nhu cầu tăng vốn, yếu tố sở hữu Nhà nước và dòng tiền từ nhà đầu tư ngoại.

Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD

Sau gần 2 tuần kể từ khi Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, vốn hoá ngân hàng đã tăng thêm gần 1 tỷ USD.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á – Thái Bình Dương: Xây dựng thương hiệu từ nội lực, tạo dấu ấn khu vực và Quốc tế

Ngày nay, thương hiệu không còn là một khái niệm gắn với truyền thông đơn thuần, mà đã trở thành một tài sản chiến lược, phản ánh nội lực và năng lực cạnh tranh dài hạn của mỗi tổ chức.

Techcombank duy trì phong độ ổn định trong quý I/2025, củng cố nền tảng tăng trưởng dài hạn Techcombank đề xuất chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%

Tín dụng xanh bứt tốc, nhưng cần khung pháp lý để đi xa

Trong bối cảnh chuyển đổi xanh là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, nguồn vốn tín dụng xanh đang đóng vai trò ngày càng quan trọng. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít vướng mắc về thể chế, nhận thức và nguồn lực.

Mở rộng đối tượng tham gia gói tín dụng 100 nghìn tỷ đồng Tín dụng khởi sắc, lãi suất huy động có thể tăng dần về cuối năm Thủ tướng yêu cầu sớm triển khai gói tín dụng 500.000 tỷ đồng

PVConnect OIL - “Trợ lý số” đắc lực dành riêng cho cửa hàng xăng dầu

Chuyển đổi số đã len lỏi vào từng ngóc ngách đời sống kinh tế, từ bán lẻ, vận tải đến tài chính - ngân hàng. Giờ đây, ngay cả những cửa hàng xăng dầu vốn quen với sổ sách, máy tính tiền đơn giản cũng bắt đầu ứng dụng công nghệ, quản lý tồn kho, công nợ, log bơm… chỉ bằng vài thao tác trên điện thoại. Một xu hướng mới đang âm thầm định hình: cây xăng truyền thống đang có thêm một “trợ lý số” đắc lực – và đó là lựa chọn không chỉ dành cho các ông lớn.

Vietnam Report vinh danh PVcomBank là doanh nghiệp phát triển nhanh nhất Việt Nam 2024 PVcomBank và những dấu ấn ĐHĐCĐ PVcomBank: Bước chuyển mạnh mẽ từ nền tảng số đến hiệu quả kinh doanh

CASA giảm đồng loạt, ngân hàng đối mặt áp lực vốn giá rẻ

Sau giai đoạn tăng trưởng ấn tượng nhờ làn sóng số hóa và dòng tiền rẻ hậu Covid-19, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại nhiều ngân hàng đang ghi nhận xu hướng sụt giảm rõ rệt. Diễn biến này khiến chi phí vốn của hệ thống ngân hàng gia tăng khiến biên lãi ròng (NIM) bị thu hẹp đáng kể.

Chuyên gia VPBankS: “Ngân hàng, công nghệ, tài nguyên, bán lẻ có triển vọng tốt ngay cả khi ảnh hưởng bởi thuế quan” Giáo sư Harvard: Các ngân hàng ở Việt Nam thường tương đồng về dịch vụ và định vị Con gái Chủ tịch OCB bán ra hơn 4,6% vốn ngân hàng trong hơn 1 tháng

Doanh nghiệp có tầm, người lao động yên tâm cùng dịch vụ chi trả lương BAC A BANK

Đáp lại sự tin tưởng và đồng hành của Quý Doanh nghiệp, đồng thời tiếp nối thành công từ các chính sách sản phẩm đã triển khai, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức gia hạn Chương trình ưu đãi dành riêng cho Khách hàng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ

BAC A BANK gia tăng đặc quyền cho khách hàng dùng thẻ tín dụng quốc tế BAC A BANK thông qua phương án tăng vốn điều lệ lên 12.350 tỷ đồng - thành công đến từ nền tảng vững chắc

LPBank chuẩn bị chi gần 7.500 tỷ đồng chi cổ tức ngay trong tháng 5

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam - LPBank (mã LPB) vừa có Nghị quyết về việc triển khai kế hoạch chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền theo phương án đã được Đại hội đồng thường niên năm 2025 thông qua.

LPBank lên kế hoạch chia cổ tức tỷ lệ 25% bằng tiền, thành lập LPBank AMC Lợi nhuận của LPBank tăng trưởng 10,2% ĐHĐCĐ LPBank: Chưa có kế hoạch bán vốn cho cổ đông ngoại