Thông điệp thị trường từ quyết định lãi suất tiếp theo của Fed

Nếu lãi suất được tăng lên, nó có thể phát đi thông điệp rằng Fed tự tin về khả năng kiểm soát tình hình. Nhưng nếu lãi suất được điều chỉnh không thay đổi, người ta có thể hiểu Fed đang sợ hãi.

Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: WSJ
Chủ tịch Fed Jerome Powell - Ảnh: WSJ

Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) điều chỉnh lãi suất hay không và ở mức độ nào dự kiến sẽ tạo ra nhiều các diễn giải khác nhau trên thị trường tài chính.

“Các động thái chính sách của chúng tôi phát huy tác dụng trong nhiều điều kiện tài chính”, chủ tịch Fed – ông Jerome Powell nói vào cuối năm ngoái về tác động của chính sách tiền tệ mà cơ quan ông đang quản lý đưa ra.

Khi lãi suất tăng lên, điều kiện tài chính thắt chặt khiến cho doanh nghiệp và người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu, kinh tế chững lại và lạm phát giảm đi. Khoảng thời gian 10 ngày vừa qua, tài chính thế giới đã chứng kiến chuỗi ảnh hưởng dây chuyền: từ lãi suất tăng cao cho đến cuộc khủng hoảng ngân hàng.

Những điều kiện tài chính khó khăn này khiến cho Fed gặp khó khăn, quan chức Fed buộc phải cân nhắc giữa việc tập trung vào lạm phát cao và như vậy tiếp tục nâng lãi suất hay giờ là lúc ưu tiên đến ổn định tài chính, theo nội dung bài báo mới được Economist đăng tải.

Ngày 22/3/2023, trong cuộc họp thường kỳ bàn về chính sách tiền tệ, các nhà hoạch định chính sách tiền tệ Mỹ sẽ đưa ra quyết định. Trước những biến động bất thường khởi đầu với việc tiền bị rút hàng loạt khỏi ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB), người ta đã mặc định rằng sẽ có đợt nâng lãi suất lần thứ 9.

Khi đó, người ta tranh cãi nhau về việc liệu Fed sẽ chọn nâng lãi suất 25 điểm cơ bản hoặc nửa điểm phần trăm. Giờ đây, thị trường băn khoăn về việc cuối cùng Fed có dám nâng lãi suất hay không. Thị trường hiện đang dự báo khả năng Fed nâng lãi suất 25 điểm cơ bản ước tính khoảng 60% và khả năng Fed không nâng lãi suất khoảng 40%.

Quảng cáo

Kịch bản Fed tạm ngừng nâng lãi suất dựa trên 2 luận điểm. Thứ nhất, lãi suất cao chính là nguồn gốc của những sự xáo trộn trên thị trường tài chính. Ngay cả nếu ngân hàng SVB là một ngoại lệ, nhiều ngân hàng và định chế tài chính khác ví như các quỹ đầu cơ hay công ty bảo hiểm cũng vẫn chịu thiệt hại nặng nề từ lượng trái phiếu mà họ đang nắm giữ. Lãi suất tăng cao có thể khiến cho thua lỗ danh nghĩa của họ trở nên nặng nề hơn.

Thứ hai, bản thân sự bất ổn tạo ra bước lùi trong nền kinh tế. Khi niềm tin trên thị trường tan vỡ, nhiều doanh nghiệp cố gắng tìm cách bảo toàn vốn. Các ngân hàng cho vay ít hơn và nhà đầu tư trở nên vô cùng thận trọng. Các chỉ số đo lường về điều kiện tài chính trong đó có bao gồm lãi suất, giá cổ phiếu suy giảm mạnh trong 10 ngày qua.

Cựu chủ tịch Fed tại Boston, ông Eric Rosengren, đã so sánh những diễn biến vừa qua trên thị trường tài chính Mỹ với một “trận động đất”. Ông Rosengren khẳng định trước khi cuộc sống trở lại bình thường, sẽ còn cần phải xem xét đến các dư chấn và cấu trúc của các tòa nhà. Logic tương tự được áp dụng với chính sách tiền tệ sau một cú sốc. Cũng theo ông Rosengren, sẽ cần phải hành động chậm rãi và tìm kiếm các vấn đề.

Những người ủng hộ việc nâng lãi suất chấp nhận rằng sự bất ổn trên thị trường tài chính có thể coi như một hình thức siết chặt. Tuy nhiên họ khẳng định chỉ nên nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm chứ không phải nửa điểm phần trăm theo quan điểm của nhiều người. Việc tiếp tục nâng lãi suất ở thời điểm hiện tại cũng sẽ phát đi thông điệp rằng Fed vẫn “cứng rắn” với các mục tiêu kiềm chế lạm phát vốn vẫn ở ngưỡng khá cao.

Quy mô hỗ trợ có thể được thấy rõ từ mức độ mở rộng của bảng cân đối kế toán của Fed. Trong tuần kết thúc ngày 15/3, các ngân hàng vay gần 153 tỷ USD từ kênh cho vay chiết khấu của Fed, cao hơn rất nhiều so với ngưỡng chưa đến 5 tỷ USD của tuần liền trước đó. Ngoài ra các ngân hàng cũng vay 11,9 tỷ USD từ kênh thanh khoản mới của ngân hàng trung ương Mỹ.

Nhờ vào loạt động thái này, hàng loạt các đợt bán tháo trên thị trường đã tạm thời được ngăn lại, chính vì vậy Fed tạm thời có thể sẽ chuyển hướng sang lạm phát. Trên thực tế, bất chấp rất nhiều biến động, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào ngày 16/3/2023 vẫn thông báo nâng lãi suất nửa điểm phần trăm bất chấp các biến động trên thị trường tài chính.

Ngoài ra, cũng phải xét đến yếu tố tâm lý thị trường. Việc nâng lãi suất có thể mang đến tác dụng trấn an bởi nếu Fed hãm đà điều chỉnh lãi suất, thị trường hoàn toàn có thể hiểu rằng Fed thực sự đang lo lắng. Việc lãi suất được tăng, ngược lại, sẽ phát đi thông điệp rằng cuộc khủng hoảng đã được kiểm soát.

Còn nếu nhìn từ góc độ các con số, sự chênh lệch giữa các lựa chọn không lớn. Fed có thể giữ lãi suất ngắn hạn trong ngưỡng từ 4,5% đến 4,75% hoặc nâng lãi suất lên ngưỡng từ 4,75% đến 5%. Nhìn từ góc độ tài chính đơn thuần, các mức lãi suất trên cũng không có gì khác biệt nhiều. Xét từ góc độ chính sách, mọi chuyện có thể không quá quan trọng.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria