Thị trường dầu thế giới dưới tác động của diễn biến bất ngờ từ Trung Quốc

Thông tin mới công bố cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023.

Giá dầu tăng cao trong phiên giao dịch ngày thứ Ba sau khi một cơ quan chính phủ Mỹ dự báo về triển vọng tích cực của nền kinh tế, tuy nhiên số liệu bi quan về nhập và xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc không khỏi ảnh hưởng đến diễn biến giá dầu, theo Reuters đưa tin.

Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 83 cent lên 86,17USD/thùng trên thị trường London. Còn trên thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI tăng 98 cent lên 82,92USD/thùng.

Cả hai loại giá dầu trước đó đã giảm ước tính khoảng 2USD/thùng, tuy nhiên, giá dầu đảo chiều tăng sau khi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) dự báo kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 1,9% trong năm 2023, cao hơn so với con số dự báo 1,5% theo tính toán trước đó.

EIA đồng thời dự báo giá dầu Brent sẽ ở ngưỡng trung bình khoảng 86USD/thùng trong nửa sau năm 2023, cao hơn khoảng 7USD/thùng so với dự báo trước đó.

Sản lượng dầu thô Mỹ được dự báo tăng khoảng 850.000 thùng/ngày lên mức kỷ lục 12,76 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2023, vượt qua mức 12,3 triệu thùng dầu/ngày trong năm 2019.

Giá dầu thô đã không ngừng tăng từ tháng 6/2023, chủ yếu bởi quy định cắt giảm sản lượng tự nguyện của Saudi Arabia cũng như nhu cầu tăng cao hơn, EIA nhấn mạnh.

“Chúng tôi cho rằng những yếu tố này sẽ tiếp tục làm giảm dự trữ dầu toàn cầu và gây ra nhiều áp lực lên giá dầu trong những tháng tới”, EIA nhấn mạnh.

Quảng cáo

Ngoài ra, một yếu tố khác ảnh hưởng đến giá dầu chính là thông tin mới công bố cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023, tuy nhiên vẫn cao hơn 17% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tháng 7/2023 giảm 12,4%, mức hạ như vậy sâu hơn so với mức 5% theo kỳ vọng. Xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc hạ 14,5% so với mức hạ 12,5% theo dự báo của các chuyên gia.

Dù rằng số liệu kinh tế bi quan, một số chuyên gia phân tích hiện vẫn đang lạc quan về triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 8 cho đến đầu tháng 10/2023.

Nhận định về nhu cầu dầu của Trung Quốc, chuyên gia phân tích thuộc quỹ CMC Markets – ông Leon Li cho rằng mùa cao điểm của hoạt động xây dựng và sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 9/2023, tiêu thụ xăng cũng sẽ tăng lên.

Trong tuần trước, Saudi Arabia đã quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày cho đến tháng 9/2023. Dù rằng giá dầu Brent tăng lên trên mức 80USD/thùng, có thể Saudi Arabia đang nhắm đến ngưỡng cao hơn thế, chuyên gia phân tích về khai mỏ và năng lượng tại Ngân hàng Thịnh vượng Australia nhận định.

Dù vậy, các chuyên gia phân tích vẫn đang hoài nghi về việc trên thực tế mức cắt giảm sản lượng là bao nhiêu bởi trong khi Saudi Arabia giảm sản lượng thì nhiều thành viên khác thuộc OPEC lại tăng sản lượng, theo phân tích của chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates tại Houston – ông Andrew Lipow.

“Mức độ cắt giảm sản lượng thực tế thấp hơn so với thông báo”, ông Lipow chỉ ra.

Dự trữ dầu thô Mỹ tăng trong tuần trước còn dự trữ xăng và các sản phẩm khác giảm, theo các nguồn tin từ Viện Xăng dầu Mỹ (API) công bố vào ngày thứ Ba.

Dự trữ dầu thô Mỹ tăng 4,1 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 4/8/2023, theo nhiều nguồn tin. Dự trữ xăng giảm khoảng 400.000 thùng.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Sự sụt giảm "tàn khốc" của đồng yen

Theo báo Die Welt của Đức, Nhật Bản được coi là thị trường chứng khoán yêu thích trong năm 2024. Nhưng sau khởi đầu thuận lợi, việc đồng yen giảm giá mạnh có thể cản trở kế hoạch của các nhà đầu tư.

The Economist: Nhật Bản có thể vực dậy đồng yên khỏi đáy lịch sử? Đồng yen không ngừng trượt giá, Nhật Bản thay thế Thứ trưởng phụ trách ngoại hối

Pháp đặt cược hàng tỷ euro vào Thế vận hội Paris 2024

Các chuyên gia tài chính cho rằng thật khó để chắc chắn liệu hàng tỷ euro mà Pháp chi cho Thế vận hội Paris 2024 có mang lại lợi ích kinh tế như các nhà tổ chức đang hy vọng hay không.

So găng tăng trưởng GDP dự kiến giữa G7 và BRICS: Quy mô kinh tế của BRICS có thể vượt G7 trong 2 thập kỷ Kinh tế nông nghiệp trong GDP của khu vực đô thị còn rất thấp

Đề xuất mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới

Ngày 25/6, nhà kinh tế học người Pháp Gabriel Zucman - được Nhóm G20 ủy quyền đã công bố báo cáo cho thấy sự cấp thiết phải đưa ra mức thuế tối thiểu toàn cầu đối với những người giàu nhất thế giới.

Bật mí 'bí mật' của người giàu Khan hiếm dự án bất động sản phục vụ giới siêu giàu Việt Nam Nga tăng thuế thu nhập đối với người giàu

Nguy cơ khủng hoảng tiêu dùng tại nước Mỹ

Tại Mỹ, chi tiêu tiêu dùng đóng góp khoảng 2/3 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới. Từ trước đến nay, dường như không có điều gì có thể ngăn cản được người tiêu dùng Mỹ.