Thị trường châu Á lao dốc, VN-Index chỉ giảm 4%

Nỗi sợ suy thoái đã nhấn chìm nhiều thị trường chứng khoán châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. Dù VN-Index lại để thủng 1.200 điểm nhưng đà giảm đã được giảm thiểu so với bối cảnh chung.

Thị trường châu Á lao dốc, VN-Index chỉ giảm 4%

Định vị thị trường

Nỗi sợ suy thoái đã khiến cho nhà đầu tư chứng khoán châu Á bán tháo để chốt lời hàng loạt tại các thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. Chỉ số NIKKEI 225 giảm tới 12,4%, TWSE giảm 8,35% còn KOSPI giảm tới 8,77%.

Cả 3 chỉ số kể trên đều là những chỉ số mạnh mẽ nhất, đóng vai trò dẫn dắt xu hướng của khu vực. Tác động tới tâm lý của nhà đầu tư trong nước ít nhiều vẫn còn được thể hiện qua việc VN-Index cũng bị đạp thủng mốc 1.200 điểm trong phiên đầu tuần. Dù vậy, xét trên biên độ rơi của chỉ số, sự tiêu cực cũng đã được giảm thiểu phần nào.

Chất xúc tác

Trong bức tranh của nhiều nỗi sợ, thực tế, vẫn có thể tìm thấy điểm sáng từ các biến số tỷ giá và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ. Chỉ số DXY đã rơi về quanh mốc 102,5 điểm trong khi đó lợi suất trái phiếu chính phủ (TPCP) Mỹ ở kỳ hạn 2 năm đã xuống mức thấp nhất trong vòng 18 tháng trở lại đây.

Điều này sẽ giúp cho nền kinh tế Việt Nam có thể dễ dàng hạ nhiệt áp lực tỷ giá nhanh chóng trong thời gian tới. Đồng thời, nhà đầu tư nước ngoài cũng không còn động lực để rút tiền khỏi thị trường.

Theo thống kê, trong tuần giao dịch vừa qua, khối ngoại đã mua ròng 2 phiên cuối tuần trên toàn thị trường chứng khoán với giá trị ở quanh mức 850 tỷ đồng.

Thị trường châu Á lao dốc, nhà đầu tư Việt chỉ tự an ủi với phiên giảm 4%
Khối ngoại bán ròng trở lại trong phiên đầu tuần.
Quảng cáo

Dù vậy, các diễn biến mới có thể vẫn cần thêm nhiều thời gian để phản ánh thành xu hướng giao dịch mới của khối ngoại bởi trong phiên đầu tuần họ quay lại bán ròng 756 tỷ đồng trên 3 sàn.

Riêng trên HOSE, khối ngoại bán ròng 737 tỷ đồng tập trung vào các mã HPG (-231 tỷ đồng), FPT (-89 tỷ đồng), MWG (-80 tỷ đồng), STB (-79 tỷ đồng). Trong khi đó, VNM (+191 tỷ đồng), VCB (+94 tỷ đồng), MSN (+48,4 tỷ đồng) vẫn nhận được tiền.

Vận động thị trường

Nhịp giảm của thị trường diễn ra từ đầu phiên giao dịch buổi sáng. Tuy nhiên, mốc 1.200 điểm vẫn chưa bị xuyên thủng khi thị trường tạm ngừng giao dịch để nghỉ trưa. Trong phiên chiều, áp lực đã được gia tăng từ Bluechips cho đến các cổ phiếu Midcap và Penny khiến cho chỉ số cũng thủng luôn mốc 1.200 điểm,VN-Index đóng cửa giảm 48,53 điểm (-3,92%) xuống 1.188,07 điểm. Tổng giá trị giao dịch toàn sàn đạt 23.782 tỷ đồng, tương đương 1.038 triệu đơn vị.

Rổ VN30 ghi nhận 30/30 mã giảm trong đó các mã GVR (-7%), VRE (-6,4%), HDB (-6,1%), SAB (-5,6%), TPB (-5,4%), SSI (-5,3%), TCB (-5,1%) giảm trên 5%. Nhiều mã Ngân hàng như VCB (-2%), BID (-3,5%), VPB (-3,2%), MBB (-3,6%) dù đã cố gắng giảm thiểu thiệt hại cho thị trường nhưng cũng giảm trên 2% trở lên.

Khi những cổ phiếu lớn vẫn chưa thể cân bằng lại, nhóm cổ phiếu Midcap và Penny tiếp tục hứng chịu tổn thất lớn nhất. Tại nhóm Dầu khí và Phân bón, PVD, BFC, CSV, VND giảm sàn.

Kể cả nhóm Chứng khoán dù có dấu hiệu cân bằng sớm hơn ở một số mã như BSI (+0,5%), FTS (+0,1%) nhưng các mã HCM (-6,3%), VND (-6,9%), VCI (-6%), ORS (-5,5%) lại ở thái cực khác khi còn giảm trên 5%.

Trong khi đó với nhóm Thép, Bất động sản và Khu Công nghiệp, một loạt mã bị giảm sàn như NKG, SMC, TLH, SCR, HBC, DXG, HHS, DPG, VGC, SIP, SZC… Tổng cộng, số mã giảm sàn trên HOSE đạt 91 mã trong khi sắc đỏ phủ rộng hơn 90% số mã.

Tương đồng với VN-Index, 2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index cũng có phiên giảm trên 3%, mất lần lượt 3,82% và 3,18%. Tổng giá trị giao dịch 2 sàn đạt hơn 2.700 tỷ đồng.

Theo Thời đại Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Hiệu suất nhiều quỹ mở vượt trội hoàn toàn so với VN-Index sau 8 tháng đầu năm

Top 5 quỹ mở có hiệu suất tăng trên 23% thuộc về VMEEF, SSISCA, VLGF, BVPF và VCBF-BCF. Trong đó, dẫn đầu là quỹ VMEEF của VinaCapital với hiệu suất tăng đến 32,84%, dù quỹ mới thành lập vào tháng 5/2023.

Ba rủi ro khiến VN-Index có thể giảm điểm tiếp Hiệu suất Pyn Elite Fund “chiến thắng” VN-Index nhờ đâu?

Làm chủ thị trường chứng khoán phái sinh với cuộc thi trực tuyến của DNSE

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho những nhà đầu tư nhanh nhạy, bắt kịp xu hướng của thế giới để gia tăng thu nhập.

DNSE chiếm gần 30% thị phần tài khoản chứng khoán mở mới trong 6 tháng đầu năm Trợ lý chứng khoán ảo Ensa của DNSE được vinh danh “Giải pháp AI đột phá lĩnh vực tài chính”

Khi thị trường ám ảnh chuyện kinh tế Mỹ "hạ cánh cứng"

Không ít nhà đầu tư tại thị trường chứng khoán Việt Nam đang lo sợ về suy thoái của nền kinh tế Mỹ và cố gắng đi tìm các bằng chứng. Các chuyên gia đã đưa ra những đánh giá về rủi ro suy thoái và xu hướng của VN-Index.

Thị trường chông chênh sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh Chứng khoán VIX trở thành cổ đông lớn của PC1, Sabeco lên kế hoạch mua lại 43% cổ phần Sabibeco

Thị trường chông chênh sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh

Trong 3 phiên giao dịch đầu tiên của tháng 9/2024, thị trường chủ yếu chịu sự điều tiết của nhóm Bluechips. Những dấu hiệu sẵn sàng để chinh phục mốc 1.300 điểm vẫn chưa thực sự rõ ràng khi dòng tiền đang thể hiện sự thận trọng.

VN30 cầm nhịp, thị trường đóng cửa gần cao nhất phiên "Dòng tiền trên thị trường chứng khoán sẽ sớm lan tỏa đến nhóm Midcap"

Cổ phiếu EVF vẫn được giữ lại trong rổ FTSE Vietnam Index, bổ sung thêm KDH, FTS, FRT

Theo công bố của FTSE Russell, FTSE Vietnam Index sẽ bổ sung KDH, FTS và FRT và không loại cổ phiếu nào. Như vậy, cổ phiếu EVF sẽ được giữ lại trong danh mục của FTSE Vietnam Swap UCITS ETF.

Quỹ Đài Loan Fubon FTSE Vietnam ETF bán ra hơn 3.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán kể từ đầu năm Cổ phiếu EVF có nguy cơ ra khỏi 2 quỹ ETFs ngoại sau thời gian góp mặt ngắn ngủi