Cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm, BID trở lại vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD

Trong tháng 7 vừa qua, nhóm cổ phiếu có quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD của HOSE đã mất 3 thành viên bất chấp khá nhiều gương mặt hàng đầu có sự mở rộng trở lại về quy mô vốn hóa như trường hợp của BID đã lấy lại vị thế trên 10 tỷ USD.

Cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm, BID trở lại vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD

Quy mô vốn hóa theo thống kê của HOSE tính đến hết ngày 31/7/2024 đạt hơn 5,12 triệu tỷ đồng, tương đương 50,12% GDP năm 2023 (GDP theo giá hiện hành), chiếm hơn 93,99% tổng giá trị vốn hóa cổ phiếu niêm yết toàn thị trường. Toàn sàn có có 534 mã chứng khoán đang niêm yết và giao dịch, gồm 395 mã cổ phiếu, 04 mã chứng chỉ quỹ đóng, 15 mã chứng chỉ quỹ ETF và 120 mã chứng quyền có bảo đảm với tổng khối lượng chứng khoán niêm yết đạt hơn 164 tỷ chứng khoán.

Sàn đã có thêm 1 mã cổ phiếu được chấp thuận niêm yết và chính thức đưa vào giao dịch trên HOSE, là cổ phiếu của Công ty cổ phần Chứng khoán DNSE, mã cổ phiếu DSE.

Kết thúc tháng 7, chỉ số VNIndex đạt 1.251,51 điểm, VNAllshare đạt 1.298,41 điểm, VN30 đạt 1.299,09 điểm. So với cuối tháng 6/2024, chỉ số VNIndex, VNAllshare, VN30 đều ghi nhận tăng lần lượt là 0,50%, 0,24% và 1,62%.

Đối với chỉ số ngành, có 05 chỉ số ngành tăng điểm so với tháng trước trong đó 3 chỉ số ngành tăng điểm nhiều nhất là chỉ số ngành chăm sóc sức khỏe VNHEAL tăng 2,87%, chỉ số ngành tiêu dùng thiết yếu VNCONS tăng 2,37%, chỉ số ngành tài chính VNFIN tăng 2,10%. Trong số các chỉ số giảm điểm, 03 chỉ số giảm điểm nhiều nhất gồm chỉ số ngành vật liệu xây dựng VNMAT, chỉ số ngành dịch vụ tiện ích VNUTI và chỉ số ngành bất động sản VNREAL giảm lần lượt là 3,98%, 2,88% và 2,68%.

Về thanh khoản, khối lượng giao dịch bình quân đạt hơn 633 triệu cổ phiếu/ngày, với giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 16.848 tỷ đồng/ngày; tương ứng giảm 26,12% về khối lượng và giảm 26,47% về giá trị so với tháng 6/2024.

Tổng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong tháng 7/2024 đạt trên 90.456 tỷ đồng, chiếm hơn 11,67% tổng giá trị giao dịch của toàn thị trường. Nhà đầu tư nước ngoài đã thực hiện bán ròng trong tháng với giá trị hơn 8.229 tỷ đồng.

Cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm, BID trở lại vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD
Mất đi 3 thành viên trong nhóm vốn hóa tỷ USD.
Quảng cáo

Các doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa thị trường trên 01 tỷ USD đạt 39 doanh nghiệp trong đó có 02 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD là Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID).

Cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm, BID trở lại vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD
Những cổ phiếu có quy mô vốn hóa trên 1 tỷ USD.

Như vậy, BID (+10,9%) và VCB (+4,69%) đã cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm giá liên tiếp, đánh dấu tháng tăng giá đầu tiên.

Đồng thời, với BID, cổ phiếu đã trở lại ngay vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD trong tháng 7. Ngoài ra, một số cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường như GAS (+4,3%), CTG (+3,22%), VIC (+2,67%) cũng đều có sự tăng trưởng nhẹ trong quy mô vốn hóa.

Một số cổ phiếu có quy mô vốn hóa thấp hơn cũng có ghi dấu ấn với mức tăng trưởng vốn hóa trên 10% như BCM (+14,4%), HDB (+14,35%), PLX (+12,22%), REE (+11,42%)

Tuy nhiên, nhóm vốn hóa trên 1 tỷ USD của HOSE thực tế vẫn bị thu hẹp so với tháng 6 khi mất đi 3 gương mặt là NVL, PGV, GMD trong đó đáng chú ý nhất là trường hợp của cổ phiếu NVL đã giảm gần 11% trong tháng 7, đồng thời rơi về quanh vùng giá thấp nhất trong lịch sử giao dịch của cổ phiếu.

Cắt đứt chuỗi 4 tháng giảm, BID trở lại vị thế vốn hóa trên 10 tỷ USD
Cổ phiếu NVL lại về vùng đáy lịch sử.

Ngay cuối tháng 7 vừa, lãnh đạo NVL đã có những chia sẻ về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Theo đó, tính đến 30-6, tổng dư nợ phải trả của Novaland là 54.635 tỉ đồng, giảm 8.122 tỉ đồng, tương đương 13% so với cuối năm 2022 (62.757 tỉ đồng).

Trong đó dư nợ trái phiếu bán lẻ giảm gần 3.600 tỉ đồng, chiếm 44,1% tổng dư nợ giảm được. Cùng với gần 20.500 tỉ tổng dư nợ từ vay nợ nước ngoài, trái phiếu phát hành riêng lẻ của Novaland cũng đã đạt đồng thuận gia hạn và có phương án xử lý. Công ty dự kiến trả hết các khoản nợ vay và trái phiếu từ quý I hoặc quý II năm 2026.

Theo thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á tăng giảm đan xen trước tín hiệu về thuế quan từ Mỹ

Các thị trường châu Á chứng kiến những biến động lớn trong phiên 21/1, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cảnh báo khả năng áp đặt thuế quan cứng rắn đối với Canada và Mexico ngay trong tháng tới.

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước

Thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa?

Nếu thấy rằng thanh khoản có thể thấp ở cuối kênh dao động của VN-Index và không có thông tin mang tính chất tiêu cực, đáng lo ngại thì về mặt logic, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần ở vùng giá chạm đáy kênh dưới, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tíc

Thị trường hồi phục phiên thứ 4 liên tiếp, xu hướng tăng dài hạn đã rất gần VPBankS báo lợi nhuận quý IV/2024 tăng gần 60%, dư nợ margin lập kỷ lục

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán Mirae Asset Vietnam (MAS) đã giảm nhẹ sau 3 quý mở rộng liên tiếp. Tuy nhiên, so với quy mô vốn chủ sở hữu, MAS vẫn đang ở ngưỡng giới hạn cho vay trong 2 quý gần đây.

Chứng khoán Mirae Asset mở hạn mức tín dụng 100 triệu USD tại Mizuho Bank Chứng khoán Vietcap sẽ mời đại diện FTSE tham dự hội thảo tổ chức vào tháng 2/2025

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán SSI đã bật lên mạnh mẽ sau một quý đi lùi. Quy mô cho vay không chỉ vượt mục tiêu đề ra mà còn vươn lên mức cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI

Thị trường chứng khoán vào giai đoạn "đếm ngược" đón nghỉ Tết

Thị trường chứng khoán bước vào tuần giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn. Dù vậy, vẫn có khá nhiều sự kiện đáng chú ý trong tuần và các chuyên gia cũng đưa ra một số quan điểm dành cho nhà đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán SHS: "Thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để tăng trưởng ổn định trở lại" Chứng khoán VPS vừa có quý lãi kỷ lục

Chứng khoán SHS: "Thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để tăng trưởng ổn định trở lại"

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt nam có thể tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để lấy lại sự tăng trưởng ổn định.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025