Thế giới Di động lại bị khối ngoại "ngó lơ", cổ phiếu rơi về đáy 10 tháng sau động thái nghìn tỷ của doanh nghiệp

Áp lực bán ra đẩy thị giá MWG giảm sâu, room ngoại "hở" hơn 4%.

Hơn chục phiên trở lại đây ghi nhận động thái "xả" hàng dồn dập của nhà đầu tư nước ngoài tại cổ phiếu Đầu tư Thế giới Di động (MWG), giá trị nhiều phiên lên tới hàng trăm tỷ đồng. Kết quả, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN (room ngoại) tại Thế giới Di động sụt giảm nhanh chóng, hiện đã rơi xuống 44,8%, tương ứng có gần 61 triệu cổ phiếu mà NĐTNN có thể mua thêm tại thời điểm cuối phiên 18/2.

Hồi tháng 3/2024, tỷ lệ sở hữu của NĐTNN tại MWG đã từng về sát ngưỡng 44% tuy nhiên lực cầu đã nhanh chóng trở lại lấp đầy "room" ngoại tại doanh nghiệp bán lẻ này. Sau đó, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại duy trì quanh ngưỡng 47-48% trước khi ồ ạt xả hàng từ cuối năm 2024 và tăng dần cường độ tới hiện tại.

Mới nhất, Thế giới Di động vừa thông qua kế hoạch phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho cán bộ quản lý chủ chốt năm 2024 (ESOP), tương ứng phát hành thêm hơn 19,9 triệu cổ phiếu tương đương tỷ lệ 1,3642% lượng cổ phiếu đang lưu hành. Giá bán ưu đãi là 10.000 đồng/cp, thấp hơn rất nhiều giá giao dịch trên sàn chứng khoán. Nếu tính theo thị giá, lượng cổ phiếu trên có giá trị 1.100 tỷ. Việc MWG trở lại hoạt động ESOP sau 1 năm tạm dừng được xem là động thái thái nhằm củng cố niềm tin và giữ chân đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chủ chốt. Tuy nhiên, việc giá phát hành ESOP thấp hơn đáng kể so với giá thị trường cũng có thể gây ra những lo ngại về sự pha loãng giá trị cổ phiếu hiện tại.

Áp lực bán ra đẩy thị giá MWG giảm sâu. Chốt phiên 18/2, giá cổ phiếu này đạt 54.500 đồng/cp - vùng giá thấp nhất trong vòng 10 tháng. Vốn hoá doanh nghiệp còn 79.650 tỷ đồng, bay gần 9.500 tỷ từ đầu năm 2025.

Quảng cáo

Phải nói rằng tỷ lệ phát hành ESOP của MWG chưa tới 2%, con số không đủ lớn để tác động mạnh tới lượng cổ phiếu đang lưu hành. Bên cạnh đó, lượng cổ phiếu ESOP cũng bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 2 năm đầu tiên, đồng nghĩa với việc nhân viên được cấp ESOP phải cam kết gắn bó lâu dài. Trong năm 2024 vừa qua, khi MWG thực hiện cắt giảm nhân sự mạnh mẽ, doanh nghiệp đã nhiều lần thu hồi lại lượng cổ phiếu ESOP của nhân viên đã nghỉ việc.

Danh sách cán bộ chủ chốt và nhân viên được tham gia hoạt động ESOP đều phải có những thành tựu đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh chung của MWG, được công bố công khai. Đặc biệt Chủ tịch Nguyễn Đức Tài và các Thành viên HĐQT không điều hành sẽ không tham gia chương trình ESOP này.

Trên thực tế, chương trình ESOP đã được MWG thông qua từ đầu năm 2024 với những điều kiện cụ thể về kết quả kinh doanh hay giá cổ phiếu. Thực tế, doanh nghiệp bán này đã ghi nhận một năm kinh doanh tích cực. Luỹ kế cả năm 2024, Thế Giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần đạt 134.341 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ, trung bình mỗi ngày thu về khoảng 368 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.733 tỷ đồng, cao gấp hơn 22 lần so với nền thấp cùng kỳ 2023. Với kết quả đạt được, doanh nghiệp đã vượt 7% kế hoạch doanh thu và vượt tới 56% mục tiêu lợi nhuận sau thuế cả năm đề ra.

Bước sang năm 2025, Thế Giới Di Động đánh giá kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tích cực hơn 2024. Tuy nhiên, các rủi ro vĩ mô và biến động trên thế giới có thể ảnh hưởng đáng kể đến môi trường kinh doanh trong nước, sức mua và niềm tin của người tiêu dùng. Do đó, ngành bán lẻ đang hồi phục chậm và chưa đạt mức tăng trưởng trước dịch.

Với nền tảng tài chính vững chắc và hệ thống vận hành hiệu quả nhờ tái cấu trúc “Giảm lượng – Tăng chất”, Thế Giới Di Động tự tin sẽ thích ứng linh hoạt với các biến động thị trường. Doanh nghiệp bán lẻ này đạt mục tiêu doanh thu thuần 150.000 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng trong năm 2025, lần lượt tăng 12% và 30%.

dld2-1737734574704-17377345748311646424314.png
Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường đã nhen nhóm hy vọng sóng Bất động sản

Một phiên tăng giá không quá vượt trội của nhóm cổ phiếu Vingroup nhưng nhiều cổ phiếu Bất động sản lại tăng tốc ấn tượng. Nổi bật nhất là NVL và CEO có quy mô giao dịch nằm trong Top đầu thị trường.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Thị trường chứng khoán Việt vừa đạt đỉnh 3 năm

Rung lắc nhẹ đã khiến chỉ số VN-Index chưa giữ được thành quả tốt nhất của phiên. Dù vậy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn vừa đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm trở lại đây.

Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Dragon Capital nâng sở hữu tại Đất Xanh lên hơn 14% trước ngày chốt quyền nhận cổ phiếu thưởng

Nhóm quỹ thành viên thuộc Dragon Capital vừa gom thêm 2 triệu cổ phiếu DXG, nâng tổng số lượng cổ phiếu DXG nắm giữ lên mức 123,4 triệu đơn vị, tương ứng tỷ lệ 14,17% vốn điều lệ Tập đoàn Đất Xanh.

Tập đoàn Đất Xanh đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 44% năm 2025 Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi

VN-Index lên sát đỉnh năm 2025 dù khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng

Quan điểm mới của Tổng thống Trump vẫn đang giúp thị trường tận dụng được đà tăng sẵn có. Diễn biến này được duy trì kể cả khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh nhất trong vòng 1 tháng trở lại đây.

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm Sau cú sốc thuế quan, khi nào thị trường có sóng Ngân hàng?

Thị trường vượt rung lắc, cổ phiếu Xuất khẩu và Khu Công nghiệp đồng loạt tăng trần

Quan điểm mới của Tổng thống Trump về thuế quan đã giúp cho các nhóm Khu Công nghiệp và Xuất khẩu phản ứng tích cực. Bên cạnh đó, nhóm Vingroup cũng có thêm đóng góp vào sự đảo chiều của chỉ số.

Thị trường tăng điểm nhưng hụt hẫng về thanh khoản Tiền ngoại trở lại thị trường, nhà đầu tư cần có cái nhìn thực tế