Tâm điểm chứng khoán: Giải mã số tài khoản và dòng tiền mới gia nhập

Theo chuyên gia, tài khoản mở mới cùng dòng tiền tăng mạnh nhờ lãi suất tiết kiệm giảm, niềm tin vào kinh tế hồi phục, kinh doanh doanh nghiệp khởi sắc.

Tuần qua, dù rung lắc mạnh nhưng VN-Index tiếp tục có tuần tăng điểm cùng với thanh khoản vẫn ở mức tốt. Thị trường tăng hơn 40% kể từ tháng 11/2022, nhiều cổ phiếu đã bật mạnh từ đáy khiến định giá không còn rẻ.

Liệu xu hướng đi lên của thị trường có được duy trì, chiến lược đầu tư nào phù hợp hiện, nhóm ngành nào cần lưu ý… Chúng tôi ghi nhận ý kiến các chuyên gia.

tam-diem-ck-4463.jpg

Từ trái qua: ông Đặng Trần Phục, ông Huỳnh Anh Tuấn, ông Trương Hiền Phương

VN-Index đã tăng 40%, cần chọn lọc cổ phiếu


Ông Đặng Trần Phục, Chủ tịch AZFin

Tuần qua, thị trường phân hóa mạnh tạo nên biến động điểm số, ngay trong phiên cũng biến động lớn. Đây là điều bình thường, nguyên nhân chủ yếu do thị trường đã có 3 tháng tăng mạnh, đặc biệt chỉ trong tháng 7/2023 VN-Index đã tăng hơn 9%.

Thị trường tăng, lượng lớn nhà đầu tư có lợi nhuận tương đối xuất hiện tâm lý chốt lời diễn ra diện rộng, chủ yếu nhà đầu tư ngắn hạn. Bên cạnh đó, chiều ngược lại yếu tố vĩ mô đang ủng hộ nhiều cho thị trường như giải ngân đầu tư công tháng 7 tăng đột biến, FDI tăng mạnh, lãi suất có dấu hiệu giảm mạnh hơn. Các yếu tố này khiến nhà đầu tư dài hạn tự tin hơn với thị trường nên lượng cầu mua cổ phiếu tăng khi thị trường giảm, theo đó thị trường diễn biến giằng co.

Tôi cho rằng, tuần này khả năng cao thị trường biến động mạnh do đáo hạn phái sinh. Về ngắn hạn thị trường biến động mạnh, chưa rõ xu hướng nhưng xét trung, dài hạn, tôi vẫn đánh giá thị trường tới cuối năm 2023 cũng như 2024 xác suất tăng điểm là cao.

Nguyên nhân, thứ nhất do dòng tiền giá rẻ, cung tiền ra thị trường mạnh hơn. Khi cung tiền tăng, tăng trưởng tín dụng tăng vừa vào sản xuất và một phần vào các kênh tài sản tự do, trong đó chứng khoán thường là kênh đón dòng tiền đầu tiên vì tính thanh khoản cao. Đây là yếu tố quan trọng nhất để xác định được sức mạnh thị trường.

Tính từ đáy thị trường thiết lập tháng 11/2022 đến nay, VN-Index đã tăng hơn 40%. Trong giai đoạn đầu tạo đáy và đi lên, thông thường nhóm ngành nào cũng tăng mạnh, đến nay đã có sự phân hóa. Nhóm ngành nào có triển vọng kinh doanh kém sẽ khó tăng bền, những doanh nghiệp thể hiện sức mạnh tốt, dự báo kết quả kinh doanh tích cực sẽ tăng trưởng tốt.

Nhà đầu tư giai đoạn này cần chọn lọc cổ phiếu, nên hạn chế sử dụng đòn bẩy, phân bổ danh mục đa dạng gồm 3-5 ngành với trên 5 cổ phiếu nhằm giảm thiểu rủi ro vấn đề bất ngờ xảy ra với doanh nghiệp.

Quảng cáo

VN-Index dao động trong vùng 1.220-1.250 điểm

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Đông Á (DAS)

Thị trường phục hồi mạnh vào cuối phiên cuối tuần, sau khi VN-Index chạm vùng hỗ trợ ngắn hạn 1.220 điểm. Nhóm cổ phiếu thép và bất động sản giao dịch tích cực và có mức tăng giá vượt trội thị trường, trong khi nhóm xây dựng, thủy sản và dầu khí vẫn còn bị chốt lời.

Thanh khoản thị trường duy trì ổn định trên mức tỷ đô, với sự tham gia tích cực của nhóm nhà đầu tư cá nhân, đặc biệt trong môi trường lãi suất thấp hiện nay đang có xu hướng dịch chuyển từ kênh tiền gửi sang các kênh đầu tư hấp dẫn hơn.

Tôi cho rằng, xu hướng tuần này của VN-Index có thể vẫn giao dịch trong biên độ 1.220-1.250 điểm trước khi tiếp tục đà tăng trung hạn. Dòng tiền vào hỗ trợ đà tăng của thị trường, tuy nhiên mức định giá nhìn chung không còn quá rẻ.

Nhà đầu tư nên chọn lọc các nhóm ngành tiềm năng được phản ánh một phần qua kết quả kinh doanh quý II/2023 để xây dựng danh mục đầu tư trung dài hạn. Nhóm thép, bất động sản được kỳ vọng đã qua giai đoạn khó khăn nhất và có thể phục hồi kết quả kinh doanh từ nửa cuối năm 2023. Bên cạnh đó nhóm ngân hàng vẫn giữ được lợi nhuận cao hơn trung bình thị trường và giá cổ phiếu chưa tăng nhiều, là các nhóm đáng quan tâm.

Nhà đầu tư sẽ mạnh dạn giải ngân hơn do niềm tin trở lại

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCK KIS Việt Nam

Tuần qua thị trường điều chỉnh theo hướng rung lắc vì đã tăng khoảng khá nhiều, nhiều mã tăng 10-20%. Lực cầu mua mới e ngại, trong khi cung trực chờ mạnh dạn bán để chốt lời. Thị trường cần sự điều chỉnh để giá cổ phiếu bớt “nóng”. Khi điều chỉnh sẽ giúp giá cổ phiếu về lại mặt bằng giá mới hấp dẫn hơn, kích thích dòng tiền mới tham gia, theo đó thị trường tăng bền. Đây là điều bình thường, là tích cực cho thị trường và nhà đầu tư.

Tôi cho rằng, tuần mới thị trường có khuynh hướng tích cực hơn, có thể vẫn có phiên điều chỉnh rung lắc những tần suất ít hơn.

Về nhận định kênh tiết kiệm, bất động sản ít hấp dẫn hơn đã thu hút dòng tiền vào chứng khoán, tôi đồng tình nhưng vẫn có ý kiến khác. Với tiết kiệm, lãi suất thấp đã kích hoạt một phần dòng tiền qua kênh khác trong đó có chứng khoán.

Với bất động sản, đây vốn là kênh đầu tư theo văn hóa truyền thống châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, nhà đầu tư bất động sản có triết lý đầu tư riêng, là những người ăn chắc mặc bền, khi có tiền họ nghĩ ngay tới bất động sản. Hiện nhà đầu tư bất động sản vẫn tâm lý chờ đợi, chỉ có một số nhỏ nhà đầu tư bất động sản dịch chuyển qua kênh khác trong đó có chứng khoán. Nhà đầu tư đang tìm dự án tốt, dự án đất nền giảm giá sâu để bắt đáy, không rời bỏ thị trường.

Với những dấu hiệu hồi phục tích cực nền kinh tế thế giới lẫn trong nước, từ nay tới cuối năm nhà đầu tư sẽ quan tâm hơn tới chứng khoán, mạnh dạn giải ngân hơn. Không chỉ vì yếu tố bất động sản còn đang trầm lắng, lãi suất thấp mà do niềm tin nhà đầu tư quay lại thị trường. Bởi lãi suất thấp nhưng niềm tin không có, mua vào và lỗ cao thì họ sẽ không mua, họ sẽ chọn gửi tiết kiệm.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024

Cổ phiếu công nghệ “dẫn dắt” biến động của chứng khoán châu Á

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên 7/1, tiếp nối đà phục hồi mạnh mẽ trên Phố Wall dưới sự dẫn dắt của các “gã khổng lồ” công nghệ.

Băn khoăn về các chỉ số kinh tế, Phố Wall giảm điểm trong phiên 12/12 Hoạt động chốt lời khiến chứng khoán Phố Wall giảm mạnh