Sức hút khó cưỡng của Trung Quốc: Các tập đoàn đa quốc gia vẫn "trúng đậm" nhờ bám trụ tại đây

Nhiều công ty đa quốc gia đã ghi nhận doanh thu cao tại Trung Quốc và tiếp tục có ý định đầu tư thêm vào thị trường này.

Theo Tân Hoa Xã, thị trường Trung Quốc dường như có sức hút khó cưỡng khiến một số lượng lớn các tập đoàn đa quốc gia không thể để mất hay ngó lơ, thậm chí cả trong thời điểm khó khăn. Thông tin này được đưa ra khi báo cáo tài chính mới nhất của nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới được công bố.

Từ ô tô đến hàng tiêu dùng, các công ty đa quốc gia như BMW, Yum China và L'Oreal đã ghi nhận mức tăng trưởng mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc trong quý 3 năm nay. Mức tăng trưởng đã đẩy mạnh doanh thu của các công ty trong thời kì phải đối mặt với những biến số khó lường, bao gồm đại dịch COVID-19 kéo dài, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, tâm lý người tiêu dùng suy yếu và chi phí sản xuất tăng.

Doanh thu từ Trung Quốc

Đối với nhiều nhà sản xuất ô tô, Trung Quốc vẫn là nguồn cầu đáng kể trong quý 3.

Tập đoàn BMW cho biết doanh số bán hàng tăng mạnh tại Trung Quốc là một trong những động lực thúc đẩy doanh thu quý 3 của hãng tăng hơn 1/3 so với cùng kỳ năm ngoái lên gần 37,2 tỷ euro. Công ty cho biết trong một thông cáo báo chí: "Doanh thu tăng mạnh là nhờ giá cả hợp lý đối với ô tô mới và ô tô đã qua sử dụng, kết hợp sản phẩm thuận lợi và đặc biệt là doanh thu từ liên doanh Trung Quốc".

332551006-8311.jpg

Doanh số bán hàng của công ty đã giảm 0,9% xuống còn 587.800 chiếc so với cùng kỳ năm 2021, nhưng hoạt động kinh doanh của công ty tại Trung Quốc vẫn rất tốt, tăng 5,7%. Mặt khác, doanh số tại Châu Âu có mức giảm lên tới 11,1% trong quý 3.

Một gã khổng lồ trong ngành ô tô khác, Tập đoàn Volkswagen, đã có sự phục hồi ở Trung Quốc với số lượng giao hàng tăng 26% trong quý 3 - theo báo cáo tài chính của tập đoàn này. Đặc biệt, nhu cầu trong khu vực đối với xe điện chạy bằng pin tiếp tục tăng và số lượng giao hàng đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay lên 112.700 chiếc.

Ngành dịch vụ ăn uống là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, tổng doanh thu của Yum China đã tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái lên 2,68 tỷ USD và công ty đã mở thêm 239 cửa hàng mới trong quý 3 - báo cáo thu nhập của công ty cho biết.

Với tình hình COVID phức tạp, đặt đồ ăn giao hàng tiếp tục là một lựa chọn phổ biến đối với người dân, đóng góp khoảng 38% doanh số bán hàng của công ty KFC và Pizza Hut tại Trung Quốc trong quý 3, tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo báo cáo tài chính quý 3 của công ty đa quốc gia về thực phẩm và đồ uống Danone, các bộ phận tại Trung Quốc, Bắc Á và Châu Đại Dương đã công bố mức tăng trưởng doanh thu hàng năm là 6,8% trong quý 3. Tại Trung Quốc, doanh số bán sữa dành cho trẻ sơ sinh ghi nhận mức tăng trưởng cạnh tranh trên nền vốn đã cao, trong khi dinh dưỡng dành cho người lớn và chuyên khoa nhi báo cáo một quý tăng trưởng vượt trội.

12377700463280128-7613.jpg
Quảng cáo

Tập đoàn mỹ phẩm khổng lồ L'Oreal của Pháp đã có doanh số bán hàng hàng năm tại Trung Quốc đại lục tăng 20,5% trong quý 3 lên 27,94 tỷ euro. Ngoài ra, công ty cho biết họ đã củng cố vị thế trong lĩnh vực thương mại điện tử ở Trung Quốc, đứng đầu bảng xếp hạng trên nền tảng TikTok mới nổi, định vị thương hiệu L'Oreal Paris ở vị trí số 1 về chăm sóc da.

Đầu tư thêm vào Trung Quốc

Không bỏ lỡ thị trường rộng lớn và cởi mở hơn của Trung Quốc, khi môi trường kinh doanh được cải thiện, phát triển chất lượng cao và phục hồi kinh tế bền vững, nhiều công ty đa quốc gia đang tăng gấp đôi đầu tư vào nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Dữ liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Trung Quốc đại lục trên thực tế đã tăng 15,6% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt 1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 141 tỷ USD) trong ba quý đầu năm 2022.

Yum China đã công bố trên trang web của hãng rằng đang đặt mục tiêu mở khoảng 1.000 đến 1.200 cửa hàng mới và thực hiện chi tiêu vốn từ 800 triệu đến 1 tỷ USD trong năm nay.

"Nhìn về tương lai, chúng tôi tự tin về việc mở ra các cơ hội dài hạn ở Trung Quốc. Hoạt động hiệu quả của các cửa hàng giúp chúng tôi tự tin mở các cửa hàng mới và có lợi nhuận với tốc độ mạnh mẽ", Joey Wat, Giám đốc điều hành của Yum China, cho biết.

6873883427209216-2358.jpg

Tháng trước, L'Oreal Trung Quốc đã khánh thành 2 dự án tiên phong và thông báo khai trương cơ sở làm đẹp mới tại nhà máy Tô Châu.

Theo một cuộc khảo sát gần đây do Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc thực hiện, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài ở Trung Quốc vẫn lạc quan về thị trường Trung Quốc và đánh giá tốt về môi trường kinh doanh cũng như các chính sách kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

Để đẩy nhanh tốc độ đổi mới tại thị trường Trung Quốc, đơn vị phần mềm Cariad của Volkswagen đã thành lập một liên doanh với công ty công nghệ Trung Quốc Horizon Robotics để đẩy nhanh quá trình phát triển khu vực các hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến và hệ thống lái tự động cho thị trường Trung Quốc.

Gần đây, chính quyền Trung Quốc đã công bố một loạt biện pháp để mở rộng nhiều lĩnh vực hơn cho đầu tư nước ngoài. Cụ thể, chính quyền ban hành danh mục mới các ngành có thể nhận đầu tư nước ngoài và tạo điều kiện cởi mở đối với đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực để biến các chính sách mở cửa thành các dự án cụ thể.

"Những thông điệp gần đây từ chính phủ Trung Quốc về việc tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng mở cửa và thúc đẩy đổi mới rất đáng khích lệ. Chúng tôi lạc quan về triển vọng trung và dài hạn của thị trường Trung Quốc," Oliver Zipse, Chủ tịch Hội đồng quản trị của BMW AG, nói với Tân Hoa Xã trong một cuộc phỏng vấn.

"Tập đoàn BMW cam kết kiên định với Trung Quốc và sẽ tiếp tục hợp tác cùng có lợi với các công ty địa phương," ông nhấn mạnh.

Theo Markettimes Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Nóng: Trung Quốc tuyên bố áp thuế 34% với toàn bộ hàng hoá của Mỹ từ ngày 10/4

Reuters đưa tin, Trung Quốc mới đây tuyên bố sẽ áp thuế quan và bổ sung thêm quy định hạn chế đối với hàng hoá của Mỹ, nhằm đáp trả việc Washington tăng thuế với nước này.

Nike, Adias, Puma rơi vào khó khăn do mức thuế quan cao mới của Mỹ Sếp Pyn Elite Fund: "Việc Mỹ áp thuế 46% với hàng hóa Việt Nam dường như rất bất công"

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế