SSIAM VNFIN Lead, VanEck rút ròng mạnh khiến dòng vốn ETF vào Việt Nam chậm lại đáng kể

Dòng vốn ETF vào Việt Nam chỉ duy trì được nhịp độ tích cực trong tuần đầu của tháng 11, sau đó lực bán gia tăng ở một số nhóm quỹ khiến các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ 95 tỷ đồng trong cả tháng 11.

SSIAM VNFIN Lead, VanEck rút ròng mạnh khiến dòng vốn ETF vào Việt Nam chậm lại đáng kể

Trên thị trường tài chính toàn cầu, dòng tiền giải ngân mạnh các tài sản tài chính trong tháng 11, tuy nhiên tỷ trọng phân bổ không đồng đều khi chủ yếu ghi nhận ở các quỹ tiền tệ.

Theo thống kê từ SSI Research, quỹ cổ phiếu toàn cầu ghi nhận tích cực khi vào ròng hơn 40 tỷ USD trong tháng 11. Tuy nhiên, lượng giải ngân không đồng đều và chủ yếu tập trung vào thị trường Mỹ. Sự giảm nhiệt của lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ và kỳ vọng vào việc đảo chiều chính sách tiền tệ ở Mỹ đã giúp cho dòng tiền nhanh chóng quay trở lại thị trường cổ phiếu.

Nhìn chung, thị trường vẫn ở trạng thái thận trọng khi mức độ giải ngân vào cổ phiếu chỉ tập trung ở một số cổ phiếu công nghệ ở Mỹ và các cổ phiếu phòng thủ. Tính chung 11 tháng, dòng tiền vào các quỹ cổ phiếu vào ròng 117,7 tỷ USD.

Quỹ trái phiếu vào ròng tháng thứ 11 liên tiếp, với giá trị là 25,8 tỷ USD – gần như gấp 3 lần so với tháng 10. Sức hút duy trì từ quỹ trái phiếu thị trường phát triển và tính chung 11 tháng, các quỹ trái phiếu thu hút 270,3 tỷ USD trong đó thị trường phát triển lên đến 305 tỷ USD.

Quỹ tiền tệ tăng tốc khi vào ròng lên đến 284,3 tỷ USD – mức cao nhất kể từ tháng 3/2023. Tổng mức giải ngân trong 11 tháng đầu năm tăng vượt mức 1,25 nghìn tỷ USD. Các quỹ tiền tệ thu hút một lượng tiền lớn khi thị trường đánh giá tốc độ giảm lãi suất của FED nhanh hơn (kể từ tháng 3/2024).

dskcl-6283.jpg

Dòng vốn vào quỹ cổ phiếu thị trường phát triển (DM) bứt phá khi vào ròng 40,3 tỷ USD – mức cao nhất kể từ tháng 3/2022. Sức hút từ thị trường Mỹ (tăng 46,6 tỷ USD trong tháng 11) là nhân tố chính nhờ những số liệu kinh tế của Mỹ đang theo hướng “hạ cánh mềm”, và thông điệp mềm mỏng từ các quan chức FED. Tuy nhiên, dòng tiền có sự phân hóa khi chủ yếu vào các cổ phiếu công nghệ và tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân tham gia thị trường cũng tăng lên đáng kể.

Dòng vốn vào cổ phiếu thị trường mới nổi (EM) tiếp tục rút ròng tháng thứ 2 liên tiếp (-1,7 tỷ USD) với cường độ hạ nhiệt hơn tháng trước. Điểm sáng duy nhất là dòng tiền vào Ấn Độ (+1,5 tỷ USD) trong khi đó thị trường Trung Quốc cũng ghi nhận vào ròng nhẹ 350 triệu USD, chủ yếu nhờ các quỹ ETF (+1,8 tỷ USD). Dòng vốn vào mạnh thị trường Mỹ trong bối cảnh vĩ mô chưa có nhiều thay đổi ở các nước đang phát triển khiến dòng vốn vào cổ phiếu EM tạm thời chững lại.

Đánh giá về xu hướng trên, các chuyên gia SSI Research cho rằng, với tâm lý phần nào vẫn còn thận trọng, quán tính dòng tiền nhiều khả năng vẫn duy trì vào thị trường Mỹ hơn là các thị trường khác, khi thanh khoản trong tháng 12 thường không quá mạnh mẽ và ít có sự đột biến. Về trung hạn, hiện tại phân bổ tài sản vào các quỹ cổ phiếu đang ở mức trung tính, cho thấy dòng tiền cổ phiếu vẫn có khả năng bứt phá, đặc biệt tái cơ cấu từ các Quỹ tiền tệ nếu xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ hơn.

Quảng cáo
snkacns-7977.jpg

Tại thị trường Việt Nam, dòng vốn ETF chỉ duy trì được nhịp độ tích cực trong tuần đầu của tháng 11, sau đó lực bán gia tăng ở một số nhóm quỹ khiến các quỹ ETF bị rút ròng nhẹ 95 tỷ đồng trong cả tháng 11. Tính từ đầu năm, tổng giá trị vào ròng của các quỹ ETF đạt 416 tỷ đồng.

Đa số quỹ ETF lớn ghi nhận dòng vốn vào ròng trong tháng, trong đó có thể kể đến quỹ DCVFM VN30 (+351 tỷ đồng) và DCVFM VNDiamond (+99 tỷ đồng) đảo chiều sau khi bị rút vốn trong liên tục nhiều tháng trước.

Bên cạnh đó, nhiều quỹ duy trì quán tính dòng tiền tích cực từ tháng 10. Biến động tài sản được quản lý (AUM) của các quỹ ETF lớn trên thị trường như quỹ Fubon (+300 tỷ đồng), iShares Frontier (+192 tỷ đồng), Xtrackers FTSE Vietnam (+60 tỷ đồng), MAFM VNDiamond (+44 tỷ đồng), DCVFM VNMidcap (+15 tỷ đồng), tuy nhiên giá trị dòng vốn còn khiêm tốn.

Ở chiều ngược lại, quỹ SSIAM VNFIN Lead bị rút vốn mạnh (-828 tỷ đồng), bên cạnh quỹ VanEck (-130 tỷ đồng) và KIM Growth VN30 (-59 tỷ đồng), khiến tổng dòng vốn chậm lại đáng kể.

Tuy nhiên, theo SSI Research, yếu tố mùa vụ thường tích cực vào quý IV và có thể hỗ trợ dòng tiền ETF.

mdscnks-9061.jpg

Một số điểm đáng lưu ý đối với dòng vốn ETF: Quỹ Fubon đã tiến gần tới hạn mức chứng chỉ quỹ cho phép; Sức hấp dẫn của cổ phiếu Việt Nam với các nhà đầu tư Thái Lan có thể bị ảnh hưởng về đạo luật mới về thuế, và sự cạnh tranh từ các quốc gia khác như Indonesia, Phillipines; Danh mục các Quỹ ETF không quá đa dạng các chủ đề đầu tư; Xu hướng giao dịch từ các quỹ chủ động thận trọng.

Dòng vốn từ các quỹ chủ động đầu tư vào Việt Nam tiếp tục thu hẹp cường độ rút ròng, khi chỉ ghi nhận rút ròng 50 tỷ đồng trong tháng 11. Tính chung 11 tháng đầu năm, dòng tiền từ các quỹ chủ động vào ròng khoảng 3.100 tỷ đồng, tập trung trong quý I/2023.

Trong bối cảnh dòng tiền chủ động tiếp tục thu hẹp tốc độ rút ròng trong tháng 11 thì một số quỹ từ châu Á đã có ghi nhận vào ròng nhẹ.

Ngược lại, khối ngoại bán ròng khá mạnh trên sàn trong tháng 11, lên tới 3.500 tỷ đồng và bán ròng gần 13.000 tỷ đồng kể từ đầu năm tới nay. Khối ngoại bán ròng từ đầu năm đến nay tập trung ở một số mã cổ phiếu nhất định, trong khi đó dòng vốn vào các quỹ chủ động gần như chỉ rút ròng nhẹ trong 4 tháng qua, và giúp cho tổng tài sản của các quỹ chủ động vẫn ghi nhận mức tăng 12% so với cuối năm 2022.

Về trung hạn, dòng tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam có thể được hưởng lợi từ xu hướng chuyển dịch sang thị trường đang phát triển trong bối cảnh xu hướng cắt giảm lãi suất rõ ràng và mạnh mẽ.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Cuộc đua phá kỷ lục của cổ phiếu Ngân hàng đã trở lại

Sự khuấy động của dòng tiền đã giúp cho cuộc đua phá kỷ lục giá của nhóm Ngân hàng được hâm nóng trở lại sau cú sốc thuế quan 2025. Ngoài TCB đang liên tục phá kỷ lục, đã có thêm sự trở lại của MBB, STB.

ĐHĐCĐ Techcombank: Khẳng định sẽ đạt các mục tiêu đề ra nhờ nền tảng vững chắc, dự kiến IPO TCBS trong năm nay Cổ phiếu Bất động sản, Chứng khoán giao dịch hứng khởi ngày Vinpearl chào sàn

TCB phá kỷ lục giá, thị trường còn nhận thêm lực đẩy của nhóm Vingroup

Nhóm cổ phiếu Vingroup là điểm nhấn lớn nhất trong phiên lấy lại mốc 1.300 điểm của thị trường chứng khoán. Ngoài ra, các mã TCB, HAH cũng ghi dấu ấn với việc lập kỷ lục giá mới.

Bộ Tài chính sắp trình loạt ưu đãi “khủng” để thúc đẩy kinh tế tư nhân Nhật Bản: Goldman Sachs dẫn đầu khối ngân hàng ngoại sau nhiều biến động

Chuyên gia VPBankS: “Thị trường chứng khoán đang ở điểm rất đẹp và có thể tăng giá tiếp”

Chuyên gia VPBankS đưa ra quan điểm lạc quan về thị trường chứng khoán, dự báo rằng thị trường sẽ tăng mạnh như giai đoạn 2016-2017 với sự dẫn dắt của những cổ phiếu lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Cổ phiếu ngân hàng dẫn sóng phục hồi, các công ty chứng khoán chỉ ra cái tên sáng giá

Thị trường đã có thể lạc quan sau 2 tuần tăng điểm liên tiếp?

VN-Index đã có 2 tuần tăng liên tiếp cùng với động lực giải ngân từ khối ngoại và sự dẫn dắt của các cổ phiếu lớn. Các chuyên đã cùng đưa ra quan điểm đánh giá về sự tích cực đang diễn ra trên thị trường sau cú sốc thuế quan 2025.

Chứng khoán châu Á hạ nhiệt, thị trường Việt Nam vẫn có phiên tăng điểm thứ 4 Khối ngoại đảo chiều, VN-Index lùi về sát mốc 1.300 điểm

CEO Bách Hóa Xanh bán cổ phiếu MWG, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn tại PNJ, PVS

Trong vòng 2-3 tháng qua, quỹ ngoại Dragon Capital đã bán ròng hàng triệu cổ phiếu PVS, PNJ, giảm tỷ lệ sở hữu xuống dưới 5% và rút khỏi danh sách cổ đông lớn của các doanh nghiệp này.

Cổ phiếu họ Bamboo Capital kịch trần, tăng 44,4% trong 4 ngày sau giai đoạn lao dốc vì loạt lãnh đạo cấp cao bị khởi tố Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm

Nhóm phân tích Chứng khoán Maybank điều chỉnh tăng 5%-10% dự báo lợi nhuận toàn thị trường và điều chỉnh tăng mục tiêu VN-Index cuối năm lên 1.300 điểm (kịch bản cơ sở), 1.500 điểm (kịch bản tốt nhất).

Top 10 cổ phiếu tăng mạnh nhất: Tân binh tạo sóng, một cổ phiếu DN Nhà nước "bốc đầu" gần 60% Giá vàng có tuần giảm sâu nhất trong 6 tháng