Quyền lực doanh nghiệp Mỹ thông qua việc không ngừng tăng giá bán sản phẩm

Giới doanh nghiệp Mỹ giờ đây có biểu tượng quyền lực mới: khả năng không ngừng nâng giá bán hàng hóa.

Theo Wall Street Journal, nhiều doanh nghiệp Mỹ không ngừng tăng giá bán hàng hóa với nhiều loại sản phẩm khác nhau, từ tã giấy cho đến túi xách, nhiều người thậm chí còn thể hiện với nhà đầu tư rằng đó chính là thông điệp về sức mạnh của thương hiệu.

Trong một số trường hợp, mức tăng này đủ để bù cho việc chi phí sản xuất hàng hóa nguyên liệu thô, lao động và nhiều loại chi phí khác tăng lên gây tổn hại đến triển vọng lợi nhuận.

Theo khảo sát mới công bố bởi đại học Michigan vào ngày thứ Sáu vừa rồi, so với tháng 4/2023 chỉ số niềm tin người tiêu dùng sụt 9% trong tháng 5/2023.

“Bối cảnh kinh tế hiện tại thực sự nhiều thách thức và chúng ta đang chứng kiến một mùa hè thận trọng”, giám đốc điều hành tại công ty sản xuất túi xách và đồ may mặc Tapestry – bà Joanne Crevoiserat chỉ ra. Tapestry hiện đang sở hữu thương hiệu Coach và Kate Spade. Cũng theo bà Crevoiserat, doanh số bán hàng tại Bắc Mỹ trong quý hiện tại giảm từ 4 đến 6% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, Tapestry vẫn có kế hoạch không ngừng tăng giá bán sản phẩm. Bà Crevoiserat nói: “Chúng tôi vẫn chứng kiến sức mua tăng. Chúng tôi nhìn thấy cơ hội để tăng giá và tăng biên lợi nhuận”.

Theo công bố của công ty, mức giá cả trung bình mà người tiêu dùng chi trả cho túi Coach đã tăng khoảng 30% trong năm vừa qua. Bà Crevoiserat cũng nhấn mạnh rằng một chiếc túi rất được yêu thích của Kate Spade trông có hình giống một con chó chăn cừu giờ đã có giá lên đến 500USD. Năm 2020, một chiếc túi cũng rất được ưa chuộng của Kate Spade hình quả dứa có giá rẻ hơn 100USD.

Trong vòng 2 ngày gần nhất, cổ phiếu của Tapestry đã tăng gần 11% sau khi hãng này công bố doanh thu và lợi nhuận cao vượt kỳ vọng của các chuyên gia. Cổ phiếu Tapestry tăng 35% trong năm vừa qua.

Còn theo CEO của Walk Disney, ông Robert Iger, doanh nghiệp này cũng mất khá nhiều khách hàng mua thuê bao tại Mỹ và Canada sau khi hãng quyết định nâng giá với dịch vụ Disney không có quảng cáo. Giờ đây, người tiêu dùng phải trả ước tính 10,99USD/tháng so với 7,99USD/tháng trước đây.

Quảng cáo

Cũng theo ông Iger, công ty vẫn có kế hoạch tăng giá mạnh hơn trong năm nay nhằm phản ánh tốt hơn giá trị nội dung mà doanh nghiệp cung cấp cho người tiêu dùng.

Thông thường, những thương hiệu xa xỉ lại dễ tăng giá bán hàng hóa hơn. Chanel đã tăng giá với dòng túi phổ biến của hãng thêm vài nghìn USD trong những năm gần đây.

Đại diện công ty Richemont sở hữu thương hiệu xa xỉ Van Cleef & Arpels and Piaget trong khi đó cho biết họ hoàn toàn có thể tăng giá thế nhưng quyết định không làm như vậy bởi để thể hiện sự tôn trọng với người tiêu dùng, theo chủ tịch Johann Rupert.

Ngoại lệ với thương hiệu Cartier, thuộc sở hữu của Richemont, riêng giá của các sản phẩm Cartier đã được điều chỉnh tăng trong tháng 4/2023.

Hiện tại, mùa công bố kết quả kinh doanh lợi nhuận doanh nghiệp Mỹ đã đi được quá nửa, biên lợi nhuận của doanh nghiệp thuộc S&P 500 đã ghi nhận mức tăng đầu tiên sau 6 quý suy giảm liên tiếp, điều này cho thấy rằng việc tăng giá đang giúp bù đắp cho chi phí tăng lên.

“Các doanh nghiệp đại chúng muốn thể hiện với nhà đầu tư rằng họ có quyền lực với sản phẩm. Cách tốt nhất để làm việc đó chính là thông qua việc tăng giá”, chuyên gia phân tích tại quỹ BMO Capital Markets – ông Simon Seigel.

Các doanh nghiệp bán lẻ lớn như Walmart hay Costco dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh trong tháng này. Cả hai doanh nghiệp dự kiến sẽ công bố doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với cùng kỳ năm trước, theo tính toán của FactSet.

Các nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ vẫn không ngừng theo dõi thị trường lao động Mỹ để xem xét về thực tế sức mua của người tiêu dùng. Những thông tin mới công bố gần đây cho thấy việc làm tại Mỹ vẫn vững vàng dù rằng một số doanh nghiệp thông báo sa thải trong nhiều tháng gần đây. Giới chủ Mỹ tuyển mới 253.000 việc làm trong tháng 4/2023, tỷ lệ thất nghiệp ở ngưỡng thấp nhất tính từ năm 1969.

Tuy nhiên, hiện vẫn có những dấu hiệu đáng lo. Gần đây, AT&T cho biết các đợt sa thải và cắt giảm chi phí của doanh nghiệp đang làm tổn hại nhu cầu với các dịch vụ và sản phẩm không dây bởi nhiều người tiêu dùng lựa chọn dùng điện thoại cũ chứ không đổi mới. Trong tháng 4/2023, Verizon Communications công bố doanh thu quý gần nhất giảm đi khi mà số lượng thuê bao không dây giảm.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng

Phiên cuối tuần ngày 23/5 đã chứng kiến giá dầu tăng nhẹ nhờ lực mua kỹ thuật trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Mỹ và tín hiệu không mấy lạc quan về đàm phán giữa Mỹ và Iran về chương trình hạt nhân.

Đàm phán Mỹ-Trung thúc đẩy giá dầu châu Á đi lên Giá dầu tăng 1,5% khi Mỹ-Trung Quốc dịu bớt căng thẳng thuế quan

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều do lo ngại về nợ công của Mỹ

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên 23/5, giữa bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm sau một tuần đầy biến động do lo ngại về việc các khoản nợ của Chính phủ Mỹ đang gia tăng.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi Trung Quốc hạ lãi suất Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều phiên 21/5

Chính sách thuế của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp xuất khẩu

Theo một cuộc khảo sát toàn cầu của công ty bảo hiểm tín dụng Allianz Trade vừa công bố cho thấy, chính sách thuế quan của Mỹ đang ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến tâm lý của các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tương lai thương vụ thép tỷ USD thêm bất ổn với chính sách thuế Mỹ TSMC gặp khó do chính sách thuế quan mới của Mỹ

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp

Chỉ số S&P 500 ghi nhận sáu phiên tăng điểm liên tiếp cho dù tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi việc tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's hạ bậc tín nhiệm của Mỹ do lo ngại về gánh nặng nợ công lớn.

Chứng khoán Maybank nâng dự báo VN-Index lên 1.500 điểm vào cuối năm Nỗi lo về hai nền kinh tế lớn nhất thế giới kéo lùi chứng khoán châu Á