Quy mô thị trường bất động sản Mỹ sụt 2,3 nghìn tỷ USD, hạ mạnh nhất trong 15 năm

Giá trị của thị trường bất động sản Mỹ giảm mạnh nhất tính từ năm 2008 khi mà cơn sốt bất động sản của đại dịch COVID-19 qua đi.

Sau khi lập đỉnh 47,7 nghìn tỷ USD vào tháng 6/2022, tổng giá trị bất động sản Mỹ giảm 2,3 nghìn tỷ USD ước tính 4,9% trong nửa sau năm 2022, theo công ty môi giới bất động sản Redfin.

Đây là mức giảm lớn nhất tính theo tỷ lệ phần trăm tính từ cuộc khủng hoảng nhà đất năm 2008, khi đó giá bất động sản giảm 5,8% từ tháng 6 đến tháng 12/2022.

Những người mua nhà tại Mỹ, đương đầu với tình trạng giá nhà cao kỷ lục, chịu ảnh hưởng từ việc lãi suất thế chấp cao hơn gấp đôi trong năm ngoái. Khi mà cạnh tranh giảm đi trên thị trường, giá nhà trung bình tại Mỹ ước tính còn 383.249USD/căn, giảm đáng kể so với mức 433.133USD vào tháng 5/2023.

“Thị trường bất động sản đã để mất phần nào giá trị, tuy nhiên phần lớn các chủ sở hữu nhà ở vẫn có được lợi nhuận cao từ sự bùng nổ trên thị trường bất động sản qua thời kỳ đại dịch COVID-19”, chuyên gia kinh tế tại Redfin – ông Chen Zhao chỉ ra. Tổng giá trị nhà ở tại Mỹ hiện vẫn cao hơn đến 13 nghìn tỷ USD so với thời điểm tháng 2/2020.

Nhìn chung, giá nhà không sụp đổ. Tháng 12/2022, tổng giá trị bất động sản tại Mỹ cao hơn 6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Việc người mua nhà ở Mỹ mất mát đến đâu còn tùy thuộc vào họ mua cái gì. Giá nhà tại San Francisco và New York giảm sâu nhất, trong khi đó người mua nhà tại các thị trấn từng bùng nổ trước đại dịch COVID-19 hiện vẫn đang hưởng lợi từ các khoản đầu tư của họ, đặc biệt tại khu vực Florida.

Điều này đặc biệt đúng tại Miami, nơi mà tổng giá trị của nhà đất tăng 20% so với cùng kỳ năm lên 468,5 tỷ USD và như vậy ghi nhận mức tăng cao nhất trong các khu vực đô thị.

Quảng cáo

Dù rằng giá trị nhà nói chung giảm đi, thị trường tại Miami có giá trị tương đương khi nó lập đỉnh 472 tỷ USD vào tháng 7/2022. Trong khi đó, chủ sở hữu nhà ở tại các khu vực bao gồm North Port-Sarasota, Florida, Knoxville, Tennessee, và Charleston, South Carolina đều chứng kiến mức tăng trưởng giá nhà ước tính khoảng 17% trong năm 2022.

Khi mà những người lao động trong ngành công nghệ rời khỏi những khu vực có giá nhà chấp nhận được, tổng giá trị nhà tại San Francisco trong tháng 12/2022 giảm 6,7% so với cùng kỳ năm, đây là mức hạ mạnh nhất trong bất kỳ khu vực đô thị nào. Đây là mức hạ cao nhất sau đó đến mức hạ lần lượt 4,5% và 3,2%. Nhiều khu vực đô thị khác bao gồm New York và Seattle cũng chứng kiến mức giảm theo năm.

Theo báo Lao động dẫn nguồn từ BusinessInsider, chuyên gia từ ngân hàng Morgan Stanley cho biết trong năm 2023, giá nhà ở tại Mỹ sẽ giảm sâu nhất tính từ năm 2012.

Theo chỉ số đo lường từ S&P, giá nhà tại Mỹ đã giảm trên cơ sở hàng tháng kể từ tháng 6 khoảng 3%. Nhưng trên cơ sở hàng năm, chỉ số này vẫn ở màu xanh. Trong tháng 10.2022, giá nhà đã tăng 9,2% so với cùng kì năm 2021.

Nhóm các chiến lược gia của ngân hàng Morgan Stanley do chuyên gia James Egan phụ trách cho biết, điều này sẽ thay đổi vào năm nay. Egan dự kiến kết thúc năm 2023, giá nhà tại Mỹ sẽ giảm 4%, mức âm đầu tiên kể từ năm 2012.

Triển vọng giảm giá nhà tại Mỹ theo James Egan căn cứ từ sự sụt giảm nhu cầu tiếp tục gây khó khăn cho thị trường bất động sản nước này.

Ông cho biết khả năng chi trả đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong nhiều thập kỉ do tỉ lệ thế chấp vẫn ở mức trên 6% cũng như giá nhà vẫn đang ở mức cao trong lịch sử. Nhiều khách hàng đã và đang dần rút khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, mức tăng % YoY (Year over Year - tăng trưởng qua từng năm) trong khoản thanh toán thế chấp hàng tháng đã tăng hơn gấp đôi so với bất kì khoảng thời gian nào khác trong giai đoạn hơn 30 năm qua.

Bức tranh cho thị trường nhà đất tại Mỹ đã trở nên ảm đạm. Khả năng chi trả của khách hàng, doanh số bán nhà đang ở mức bằng hoặc thấp hơn cuộc khủng hoảng nhà ở những năm 2000.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt