Nguyên nhân đằng sau việc Trung Quốc giảm mạnh nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ

Trung Quốc không phải nước duy nhất bán ra dự trữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, tổng lượng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm ước tính 6% trong năm 2022.

Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của Trung Quốc ở thời điểm cuối tháng 12/2022 rơi xuống mức thấp nhất trong hơn 12 năm, trong khi đó dự trữ vàng tăng lên trong bối cảnh Mỹ nâng mạnh lãi suất và căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang.

Tính đến cuối tháng 12/2022, tỷ lệ nắm giữ của Trung Quốc với trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ giảm đến tháng thứ 5 liên tiếp xuống còn 867 tỷ USD, theo số liệu Bộ Tài chính Mỹ.

Con số này giảm xuống ước tính 173,2 tỷ USD tương đương 17% trong năm 2022 và như vậy ghi nhận năm giảm mạnh nhất tính từ 2016. Trung Quốc không phải nước duy nhất bán ra dự trữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, tổng lượng trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm ước tính 6% trong năm 2022, tuy nhiên biến động trong năm rất lớn.

Các thay đổi mới nhất diễn ra trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) không ngừng nâng lãi suất ở tốc độ nhanh để kiềm chế lạm phát. Lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm đã tăng lên ngưỡng gần 4% ở thời điểm cuối tháng 12/2022 từ mức khoảng 1,5% cùng kỳ năm trước, nhà đầu tư Trung Quốc trong khi đó giảm tỷ lệ nắm giữ nhằm ngăn sự sụt giảm của giá trái phiếu.

Các yếu tố địa chính trị cũng giữ vai trò nhất định, theo các thành viên thị trường.

“Từ khi căng thẳng Nga – Ukraine leo thang, không ít nhà đầu tư đã rời khỏi trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, diễn biến này cũng dễ hiểu bởi nó chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị”, chiến lược gia tại bộ phận quản lý tài sản phân tích.

Quảng cáo

Sau thời điểm tháng 2/2022, Mỹ đã ngăn chặn Moscow tiếp cận với đồng USD thông qua các biện pháp như việc đóng băng dự trữ ngoại tệ của Nga. Việc giảm nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ, một thành tố quan trọng trong dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc, được coi như một phần trong nỗ lực để ngăn các biện pháp trừng phạt tương tự nhắm đến Bắc Kinh.

Tổng dự trữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ của Trung Quốc lập đỉnh hơn 1,3 nghìn tỷ USD vào mùa hè năm 2013, Trung Quốc khi đó được coi như chủ nợ lớn nhất của Mỹ.

Trung Quốc được tin là đã dịch chuyển một phần dự trữ sang vàng như công cụ thay thế cho trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ. Nhập khẩu vàng của Trung Quốc tăng khoảng 60% lên 76,6 tỷ USD trong năm 2022, theo các số liệu của hải quan, con số cao nhất tính từ khi hoạt động tính toán được bắt đầu vào năm 2017.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã tăng cường dự trữ vàng liên tục 3 tháng tính từ tháng 11/2022. Lần gần nhất Trung Quốc công bố dự trữ vàng tăng là giai đoạn từ tháng 12/2018 cho đến tháng 9/2019, trong bối cảnh căng thẳng Trung Quốc – Mỹ leo thang.

Dù rằng Trung Quốc đang cố gắng làm giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, Trung Quốc cho đến nay chưa có nhiều bước tiến trong việc toàn cầu hóa đồng nhân dân tệ, một bước đi cần thiết theo hướng này. Đồng nhân dân tệ được sử dụng trong khoảng 1,91% giao dịch toàn cầu trong tháng 1/2023, giảm 1,29 điểm so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu từ SWIFT, hệ thống đo lường thanh toán toàn cầu.

Nga cũng đã sử dụng đồng nhân dân tệ phổ biến hơn nhằm phản ứng lại với các biện pháp trừng phạt của Mỹ, châu Âu và Nhật, tuy nhiên tác động từ sự thay đổi này đã tương đối hạn chế. Trung Quốc chiếm khoảng 4,27% giao dịch bằng đồng nhân dân tệ toàn cầu vào tháng 8/2022, Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 3 về giao dịch năng lượng, theo SWIFT.

Trên thực tế, gần như không có tài sản nào có thể có độ an toàn như trái phiếu chính phủ Mỹ. Một số chuyên gia phân tích nói rằng nhà đầu tư Trung Quốc đơn giản chỉ đang chuyển trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sang các tài sản an toàn ở những nơi kiểu như Cayman Islands nhằm tránh sự chỉ trích của giới chức Mỹ.

Theo Lao Động và Công Đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Giới siêu giàu Hàn Quốc lựa chọn đầu tư an toàn hơn vào năm 2025

Một báo cáo công bố ngày 22/12 cho hay, giới siêu giàu Hàn Quốc, chiếm chưa đến 1% dân số nước này, đang lựa chọn các lựa chọn đầu tư rủi ro thấp vào năm tới do tình hình kinh tế không chắc chắn.

Xuất khẩu nông sản của Hàn Quốc lập kỷ lục mới Chứng khoán Seoul trượt dốc do căng thẳng chính trị tại Hàn Quốc

Đồng euro yếu - công cụ để châu Âu ứng phó với thuế quan mới của Mỹ?

Nếu đồng euro yếu hơn, giảm xuống ngang giá với đồng USD, sẽ làm giảm bớt tác động tiêu cực từ việc Mỹ có thể áp các mức thuế mới đối với hàng hóa của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone).

Đồng euro thắng thế trên thị trường tiền tệ toàn cầu Trung Quốc trở lại thị trường nợ với kế hoạch bán trái phiếu bằng đồng euro