Nội bộ châu Âu mâu thuẫn về việc áp trần giá khí đốt

Sự chuẩn bị của châu lục này cho mùa đông năm nay không có nguồn khí đốt từ Nga sẽ đương đầu với phép thử mạnh mẽ nhất trong những tuần tới.

Giá khí đốt đã giảm từ cuối tháng 8/2022 khi mà lượng khí đốt châu Âu mua từ Mỹ, Nauy và nhiều nhà cung cấp lớn khác của thế giới tăng nhanh. Các doanh nghiệp cũng cắt giảm tiêu dùng nhằm hạn chế bớt chi phí khí đốt.

Tuy nhiên, sự chuẩn bị của châu lục này cho mùa đông năm nay không có nguồn khí đốt từ Nga sẽ đương đầu với phép thử mạnh mẽ nhất trong những tuần tới, khi mà nhiệt độ dự kiến sẽ giảm và nhu cầu đốt nóng tăng lên.

Việc áp trần giá khí đốt là biện pháp được đề xuất mà các chính trị gia châu Âu công bố mới đây. Các biện pháp này được thiết kế để làm gia tăng nguồn cung nhiên liệu từ ngoài Nga, giảm nhu cầu và đảm bảo các nước thành viên EU không hành động xâm phạm đến lợi ích lẫn nhau, cụ thể ví như ngăn chặn hành vi tích trữ khí đốt.

Các đề xuất này có thể thay đổi trước khi nó được công bố ra công chúng và sẽ cần phải nhận được sự ủng hộ của các nước thành viên trước khi nó có hiệu lực.

Châu Âu đã buộc phải can thiệp mạnh tay vào thị trường năng lượng khi mà Moscow bắt đầu giảm nguồn cung khí đốt trong động thái mà quan chức châu Âu gọi là tấn công kinh tế. Tuy nhiên, ý tưởng áp giá trần khí đốt đã tạo ra tranh cãi trong nội bộ các thành viên EU.

Quảng cáo

Vào tháng trước, chính phủ các nước thành viên EU bao gồm Pháp, Ý và Tây Ban Nha khẳng định hoàn toàn có thể họ sẽ áp giá trần trên thị trường bán buôn. Trong nhóm các thành viên này có bao gồm Đức, nước có nền kinh tế lớn nhất EU, chính phủ Đức khẳng định việc áp giá trần sẽ chỉ khiến cho nguồn cung khí đốt điều hướng sang nhiều khu vực khác hiện cũng đang tranh giành nguồn cung này. Còn phía EU khẳng định đây là một bước lùi.

Ngoài ra, một mối lo khác liên quan đến việc áp giá trần khí đốt chính là việc nó sẽ làm giảm đi động lực giảm tiêu thụ của doanh nghiệp và các hộ gia đình. Sự khác biệt về quan điểm này cũng giống như những gì từng diễn ra vào thời kỳ đầu đại dịch khi mà các nước Nam Âu mâu thuẫn với các nước Bắc Âu giàu có về kế hoạch chi tiêu cho y tế.

Cũng theo đó, ủy ban sẽ đề xuất việc áp trần giá khí đốt, loại nhiên liệu phổ biến ở khu vực nếu giá lên mức cực đoan và các biện pháp cũng không thể kiềm chế được đà tăng giá.

Ủy ban châu Âu cho rằng việc áp giá trần sẽ cần phải đảm bảo được dòng chảy khí đốt giữa các nước EU, đó là giúp nhu cầu không tăng, đồng thời thị trường phái sinh vận hành theo một cách có trật tự, đồng thời các biện pháp sẽ được áp dụng tối thiểu 3 tháng.

Nga từng cung cấp hơn một nửa lượng khí đốt tự nhiên được sử dụng ở Đức - cho sản xuất công nghiệp, sưởi ấm các ngôi nhà và sản xuất điện. Hiện tại, với việc đường ống chính từ Nga đã ngừng hoạt động, Đức đã phải tìm kiếm các nhà cung cấp khác và đang phải trả gấp 7 đến 10 lần giá của năm ngoái.

Đồng thời, bản thân người Đức cũng cảm thấy sự phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu công nghiệp. Đức là nước xuất khẩu lớn thứ 3 thế giới, sau Mỹ. Sản xuất tại Đức chiếm tới khoảng 20% nền kinh tế, so với khoảng 11% ở Mỹ. Điều đó khiến Đức đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi sự biến động trong thương mại thế giới và giá năng lượng.

Hiện tại, các cú sốc về giá năng lượng - bao gồm cả sự gián đoạn do chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch và nhu cầu toàn cầu sụt giảm - đã làm tổn hại tới lợi nhuận mà Đức thu được. Các nhà kinh tế cho rằng Đức sắp trải qua suy thoái trong năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn dự đoán nước này là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong số các nền kinh tế lớn khác ngoài Nga.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WTO "mắc kẹt" giữa tranh chấp thương mại

Cơ quan Phúc thẩm của WTO, bao gồm bảy chuyên gia về luật thương mại và quốc tế, đã không thể xử lý bất kỳ vụ việc mới nào kể từ tháng 12/2019, do Mỹ liên tục chặn các đề cử thành viên.

WTO kêu gọi loại bỏ rào cản thương mại với hàng hóa vì môi trường Quan chức EU kêu gọi khiếu nại Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ lên WTO

Xuất khẩu thực phẩm của Nhật Bản tiếp tục cao kỷ lục

Ngày 4/2, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết, kim ngạch xuất khẩu nông sản, lâm nghiệp, thủy sản và thực phẩm của nước này năm 2024 đạt mức cao kỷ lục trong năm thứ 12 liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Tình thế khó xử của FED

Hai quan chức Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), được cho là đại diện cho hai quan điểm trái ngược trong chính sách tiền tệ, cho biết hôm 2/1 rằng, họ sẽ cần theo dõi tác động của các chính sách từ chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với lạm phát để

Thị trường vàng “lặng sóng” trước thềm cuộc họp của Fed FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Lạm phát của Mỹ tăng mạnh nhất 8 tháng

Theo số liệu mới nhất do Bộ Thương mại Mỹ công bố, lạm phát tại nước này trong tháng 12/2024 đã tăng mạnh nhất tám tháng qua khi chi tiêu tiêu dùng cho hàng hóa và dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ.

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Mỹ áp thuế hàng nhập từ Canada, Mexico và Trung Quốc; DeepSeek tạo "cơn địa chấn" trên thị trường công nghệ toàn cầu; Fed giữ nguyên lãi suất... là những sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025 10 sự kiện chứng khoán năm 2024

Chờ đợi thêm tín hiệu, các thị trường châu Á biến động “cầm chừng”

Hiện tại, các nhà đầu tư đang chờ báo cáo về Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 12 của Mỹ, dự kiến công bố ngày 31/1, để đánh giá xu hướng lạm phát.

Các thị trường chứng khoán châu Á thiếu lực đẩy phiên chiều 18/12 Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm theo đà của Phố Wall

FED giữ nguyên lãi suất, bất chấp sức ép từ Nhà Trắng

Sau cuộc họp chính sách đầu tiên của năm 2025, diễn ra trong hai ngày 28-29/1, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản, tạm dừng xu hướng nới lỏng chính sách đã duy trì trong khoảng nửa năm qua khi các quan chức xem xét b

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát Chờ tin từ Fed, giá dầu thế giới tăng từ mức thấp nhất trong nhiều tuần

Yếu tố làm nên sức bật cho nền kinh tế “ngôi sao” của châu Âu

Tây Ban Nha đang nổi lên như một điểm đến du lịch hấp dẫn, đồng thời gây ấn tượng với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, cạnh tranh với cả Mỹ.

Đường ống mới Pháp - Tây Ban Nha có giải quyết được khủng hoảng năng lượng châu Âu? Tòa án Tây Ban Nha điều tra Meta về việc sử dụng dữ liệu cho AI

Trí tuệ nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến các nền kinh tế châu Á như thế nào?

AI có thể làm gia tăng sự bất bình đẳng, nhưng các nhà hoạch định chính sách có thể chống lại điều này bằng mạng lưới an toàn xã hội hiệu quả hơn, triển khai các chương trình đào tạo lại kỹ năng và ban hành các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ

Trí tuệ nhân tạo đã thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế? Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới